Khi lòng tốt khiến mình kiệt sức - Ranh giới giữa "cho đi" và "trách nhiệm" rất mong manh
Mình từng là kiểu người không biết nói "không".
Hồi còn đi học là lúc các bạn nhờ làm bài tập hộ, sau này đi làm lại là lúc đồng nghiệp cần hỗ trợ gấp hay bà con họ hàng cần “vay mượn” để chi tiêu cá nhân,… đa phần mình đều nói có dù không ít lần mình cũng đang gặp khó khăn.
Khi đó mình cứ nghĩ giúp đỡ người khác là điều hiển nhiên, là cách để thể hiện sự quan tâm và kết nối. Nhưng rồi một ngày, mình nhận ra mình đang mệt mỏi đến mức không còn thời gian lo cho chính mình nữa.
Có một lần, một người bạn nhắn tin nhờ mình làm giúp bài thuyết trình. Hôm đó mình đã có một ngày dài đầy căng thẳng, công việc chất đống, đầu óc rối bời. Nhưng vì ngại từ chối, mình vẫn cắn răng nhận lời.
Và kết quả như thế nào?
Mình thức khuya, cặm cụi làm bài giúp bạn ấy. Đến khi gửi xong, bạn ấy chỉ trả lời đúng hai chữ: "Cảm ơn". Không một câu hỏi "Cậu có mệt không?", không một lời đề nghị giúp đỡ lại khi mình cần. Và điều tệ nhất là mình chẳng thể trách ai ngoài chính mình – vì mình đã tự đặt mình vào vị trí ấy.
Lần đó, mình bắt đầu nhận ra: Không phải ai cũng xứng đáng với lòng tốt của mình. Và đôi khi, việc mình cho đi quá nhiều chỉ khiến mình trở nên vô hình hơn trong mắt người khác. Bởi vì mình hoàn toàn không thể hi vọng bạn ấy đáp trả tốt hơn được, mình chỉ có thể thay đổi bản thân mình mà thôi.
Đó cũng là lúc mình nhận ra “ranh giới của sự tử tế”
Sau chuyện đó, mình bắt đầu học cách đặt ranh giới. Một trong những bài học quan trọng nhất mình từng học là không phải ai cũng xứng đáng với lòng tốt của mình. Có những người chỉ tìm đến bạn khi họ cần giúp đỡ, nhưng lại biến mất khi bạn gặp khó khăn. Có những người sẵn sàng nhờ bạn làm mọi thứ, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc giúp lại. Nếu bạn tiếp tục giúp đỡ mà không cân nhắc, bạn sẽ sớm thấy bản thân bị lợi dụng.
Trước khi nhận lời giúp ai đó, hãy tự hỏi:
- Mình có thực sự muốn giúp không?
- Việc này có làm mình quá tải không?
- Người này có trân trọng sự giúp đỡ của mình không?
Nếu câu trả lời là không, bạn có quyền từ chối. Một lời từ chối không làm bạn trở thành người xấu, mà chỉ giúp bạn bảo vệ năng lượng và thời gian của chính mình.
Lần đầu tiên mình nói "không" với một lời nhờ vả, cảm giác khá kỳ lạ và mình thậm chí nhìn thấy được sự bất ngờ thoảng qua trong mắt đối phương. Nhưng sau đó trên đường về nhà, mình nhận ra, thế giới không sụp đổ chỉ vì mình từ chối một ai đó. Người ta vẫn sẽ tìm cách xoay sở, vẫn sẽ tìm được một giải pháp khác. Và quan trọng hơn, mình không còn cảm thấy bản thân bị vắt kiệt năng lượng nữa.
Từ đó, mình không còn nhận lời chỉ vì sợ làm người khác thất vọng. Nếu mình có thể giúp, mình sẽ giúp bằng cả tấm lòng. Nếu không, mình sẽ nói rõ ràng, thay vì cố làm rồi âm thầm chịu đựng. Mình cũng hiểu được rằng: “Lòng tốt chỉ thực sự đẹp, khi bạn không đánh mất chính mình”.
Mình vẫn luôn tin vào sự tử tế. Nhưng mình cũng hiểu rằng, lòng tốt không có nghĩa là quên đi bản thân, mà là giúp đỡ người khác một cách lành mạnh, không để nó trở thành gánh nặng.
Giờ đây, mình cho đi nhiều hơn – nhưng chỉ khi mình thực sự muốn, chứ không phải vì sợ bị đánh giá. Và mình nhận ra, một lòng tốt có ranh giới không làm mình bớt tử tế đi, mà chỉ khiến mình trân trọng bản thân hơn mà thôi. 💛

Bình luận 0

Tám chuyện
Bên cạnh bà, tôi học cách bình tĩnh

Lá cờ Việt ở Osaka

Hôm nay tôi đã bơi cùng sứa

Một thứ mà 3 trong số 10 người Hàn Quốc luôn chú ý trước lúc rời khỏi phòng khi đi du lịch

Tranh cãi về đạo đức nơi công cộng của Kim Na-young, liệu cộng động mạng quá khắt khe hay người nổi tiếng thiếu ý thức?

Nhà xác.

Tôi có thể nhớ lại cảm giác là một con người.

Ba niềm tin cốt lõi Phật giáo

Cuộc chơi quyền lực trong Tư Pháp

Các cô nương, xin hãy Tự Trọng!

Chấn động Seoul: Một cửa hàng vé số "nổ" phát ra 10 vé Lotto trúng giải hơn 4,2 tỷ won!

Dzui dẻ hông quạo: Một kịch bản chính trị "xu cà na"

Một cách làm thức uống mùa hè của Hàn đang gây bão SNS toàn cầu

Bình yên không cần đi xa chỉ cần một nơi cho lòng được ngồi lại

"Hành khách thừa cân phải trả giá cho hai chiếc ghế máy bay?", tranh cãi bùng nổ về giá vé máy bay và sự công bằng
