Sinh viên đại học Hàn quốc bị chỉ trích vì quay clip ngắn giả làm kẻ theo dõi phụ nữ ban đêm

Một loạt video ngắn được đăng bởi các sinh viên nam tại Hàn Quốc đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng vì nội dung mô phỏng hành vi rình rập phụ nữ ban đêm – dưới danh nghĩa "giúp cô ấy về nhà an toàn". Dù được dựng lên như một trò đùa, những video này đang gợi lại nỗi sợ hãi và hoảng loạn mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong đời thực.
Một tài khoản Instagram của Khoa Điện – Điện tử, Đại học Korea (@ku_electreels) đã đăng tải đoạn video dài 10 giây với phụ đề: “Chọn một cô gái ngẫu nhiên và giúp cô ấy về nhà an toàn.” Trong video, một nam sinh chạy theo một cô gái đang đi một mình trên con phố vắng ban đêm. Không có bất kỳ lời giải thích nào, cô gái sợ hãi bỏ chạy mà không hề ngoái lại nhìn.
Mặc dù được cho là để quảng bá cho sự kiện phát đồ ăn vặt mùa thi, video nhanh chóng vấp phải chỉ trích vì gợi nhớ đến những vụ theo dõi, quấy rối và tấn công phụ nữ từng gây chấn động tại Hàn Quốc.
Chỉ vài ngày sau, video đã bị gỡ bỏ và nhóm sinh viên đăng tải đã lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên, làn sóng phẫn nộ chưa dừng lại khi sinh viên của Đại học Quốc gia Chungbuk và Đại học Hanbat cũng đăng tải những video tương tự. Trong đó, hai hoặc ba nam sinh đuổi theo một nữ sinh trên con đường vắng, kèm phụ đề y hệt: “Giúp một nữ sinh ngẫu nhiên về nhà an toàn.”
Những đoạn clip này sau đó cũng bị xóa bỏ và các nhóm sinh viên liên quan đều đưa ra lời xin lỗi công khai. Sự việc xảy ra trong bối cảnh số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy: gần 45% phụ nữ Hàn Quốc trên 13 tuổi cảm thấy không an toàn khi đi bộ một mình vào ban đêm. Năm 2022, cảnh sát đã yêu cầu lệnh bắt giữ đối với hơn 10.000 nghi phạm trong tổng số gần 30.000 đơn tố cáo tội phạm liên quan đến theo dõi. Trong khi đó, Viện Nhân quyền Phụ nữ Hàn Quốc cho biết số ca tư vấn liên quan đến hành vi rình rập đã tăng gấp 2,3 lần vào năm 2024 so với ba năm trước đó. Điều đáng lo ngại hơn, xu hướng quay video mô phỏng “giúp phụ nữ về nhà” vốn bắt nguồn từ TikTok nước ngoài. Nhiều đoạn clip trên nền tảng này cho thấy những người đàn ông, thường đeo khẩu trang hoặc đội mũ, đuổi theo phụ nữ trong bóng tối — thậm chí có đoạn còn ghi lại cảnh họ gào thét hay chạm vào người phụ nữ.
Một số video thu hút hàng triệu lượt thích và hàng chục nghìn bình luận, tạo thành trào lưu số hóa “giả làm kẻ theo dõi”, như một video có nhãn “72” đạt tới 8,2 triệu lượt thích tính đến cuối tuần qua.
Một cư dân mạng bức xúc viết: “Có quá nhiều nạn nhân nữ đã bị tấn công, thậm chí sát hại sau khi bị theo dõi kiểu này. Làm video mô phỏng lại cảnh đó, liệu có gì đáng cười?”
Một người khác thì nói: “Không thể tin được loại nội dung mô phỏng tội ác lại có thể trở thành thử thách và lan truyền trên mạng.”
Giáo sư Kwak Dae-kyung, chuyên ngành Tư pháp Cảnh sát tại Đại học Dongguk cảnh báo: “Những video như vậy không chỉ khơi lại ký ức đau đớn của các nạn nhân mà còn khiến xã hội trở nên vô cảm với tội ác, làm mờ ranh giới giữa đúng và sai.”
Và có lẽ, đó mới chính là điều đáng sợ nhất: khi sự vô cảm được nguỵ trang trong vỏ bọc “nội dung giải trí”, và nỗi sợ thật của ai đó lại trở thành chủ đề để người khác… câu like.
Bình luận 0

Tin tức
Người Hàn Quốc đổ xô du lịch Nhật Bản do đồng yen yếu

Hàn Quốc với những thách thức về 'xã hội siêu già'

NewJeans được bổ nhiệm làm Đại sứ danh dự cho du lịch Hàn Quốc

Mức lương tối thiểu cho năm 2025 được nâng lên 10,030 won mỗi giờ

Một khách du lịch Thái hiến tặng nội tạng cứu 5 người tại Hàn Quốc

Hàn Quốc yêu cầu tất cả học sinh phải được giáo dục phòng chống tự tử
Đảng dân chủ Hàn Quốc đang dần chuyển thành của một người

T1 đánh bại TES, giành chức vô địch đầu tiên tại Esports World Cup 2024

Lộ diện bộ đồng phục cho Olympic Paris 2024 của đoàn thể thao Hàn Quốc

2 nghị sĩ quốc hội của Đảng PPP ngủ gật trong phiên họp tranh luận

Xuất khẩu “K-Food+” trong nửa đầu năm 2024 vượt ngưỡng 6 tỷ USD

Chính phủ sẽ lập bản đồ dẫn đường cho xe ô tô tự lái

Nhân viên văn phòng Hàn Quốc tận dụng công nghệ để “lười biếng” tại nơi làm việc

Gần 9,000 người Nga xin tỵ nạn tại Hàn Quốc từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine

Công bố kế hoạch mở tuyến vận tải biển “xanh” cho tàu không phát thải carbon
