Kim chi nha

3 địa điểm khám phá lịch sử của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919

1
aimeeya
2024.03.01 Thích 0 Lượt xem 2113 Bình luận 0

Hôm nay, ngày 1/3 cũng là ngày kỷ niệm 105 năm ngày Samiljeol - ngày quốc khánh Hàn Quốc kỷ niệm Phong trào kháng Nhật (1/3/1919), buổi lễ kỷ niệm “Seodaemun, tiếng hò hét vào năm 1919” đã được tổ chức tại Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, và những người tham gia đã chụp ảnh kỷ niệm trước Cổng Độc lập, quận Seodaemun-gu, Seoul.

Ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Samiljeol) là một ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với toàn bộ người dân Hàn Quốc. Vào ngày này, dân tộc Hàn đã tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập, và triển khai một phong trào vận động cả nước đứng lên chung tay chống lại thực dân Nhật Bản, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tinh thần của phong trào này nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, khởi nguồn cho các phong trào trên thế giới sau này. Góp phần lớn trong việc truyền tải ý chí độc lập của Hàn Quốc, đồng thời hình thành nên dư luận và nhận được sự ủng hộ trên trường quốc tế. Đặc biệt, là một phong trào bất bạo động, Phong trào kháng Nhật diễn ra vào ngày 1/3/1919 đã trở thành “nguồn cảm hứng” của các phong trào độc lập mang tính hòa bình, chẳng hạn như: Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (năm 1919), và Phong trào bất bạo động của Mahatma Gandhi (năm 1930).

Để kỷ niệm ngày bùng nổ Phong trào kháng Nhật, Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã chỉ định ngày 1/3 mỗi năm là ngày Quốc khánh với tên “Ngày tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập”. Theo đó, ngày 1/3 hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm chính thức dành cho những anh hùng liệt sĩ, hy sinh vì đất nước và gia quyến của họ, đồng thời chính quyền các địa phương cũng tổ chức sự kiện tái hiện Phong trào kháng Nhật lúc bấy giờ theo khu vực.

Đánh dấu kỷ niệm 105 năm ngày Samiljeol, dựa theo gợi ý của giảng viên lịch sử Choi Tae-sung, và giáo sư Khoa học lịch sử của trường Đại học Sogang ông Jeong Il-young, Korea.net giới thiệu 3 địa điểm lịch sử mà du khách có thể khám phá lịch sử liên quan đến Phong trào kháng Nhật 1/3.
 

1. Công viên Tapgol

Công viên Tapgol nằm ở quận Jongno-gu, thủ đô Seoul. (Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc)

Nằm ở quận Jongno-gu, thủ đô Seoul, công viên Tapgol là công viên đầu tiên được xây dựng trong trung tâm thành phố, và cũng là nơi bùng nổ Phong trào kháng Nhật vào năm 1919, trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Tiều Tiên.

Lúc 14h00 ngày 1 tháng 3 năm 1919, hàng nghìn sinh viên và cư dân đã tụ tập về công viên Tapgol, và chờ 33 đại diện dân tộc để cùng nhau công bố bản Tuyên ngôn Độc lập. Tuy nhiên, để tránh tai mắt của lực lượng đế quốc Nhật, 33 đại diện dân tộc đã không đến công viên và đọc Tuyên ngôn Độc lập ở một nhà hàng có tên “Taehwagwan”.

Mặc dù đã quá giờ hẹn nhưng các đại diện dân tộc vẫn không xuất hiện, nên một học sinh đã mạnh dạn bước lên vọng gác bát giác Palgakjeong, và bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó rất nhiều người dân đã cùng nhau đổ ra đường phố Jongno rồi hét vang câu “Đại Hàn Dân Quốc vạn tuế”. Có thể nói, đây là khoảnh khắc báo hiệu cho sự khởi đầu của một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Hàn.

“Buổi lễ công bố Tuyên ngôn Độc lập ở công viên Tapgol có ý nghĩa quan trọng, vì các học sinh và cư dân đã trở thành trung tâm của sự kiện. Và công viên này là nơi bắt đầu cất tiếng kêu đòi lại độc lập được lan rộng từ Seoul ra toàn quốc, đến nước ngoài”, theo giảng viên lịch sử ông Choi Tae-sung.

Du khách đến công viên Tapgol có thể theo dõi những dấu vết của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 thông qua Đài tưởng niệm phong trào độc lập, tường bích họ,a và bức tượng của Uiam Son Byong-hi, người dẫn đầu việc ra Tuyên ngôn Độc lập với tư cách là một thành viên trong 33 đại diện dân tộc.

 

2. Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun

Mở cửa vào năm 1908, nhà tù Seodaemun đã được xây dựng bởi đế quốc thực dân Nhật Bản để xâm lược Hàn Quốc một cách quy mô, đàn áp những hoạt động chống lại ách thống trị của thực dân Nhật.

Cho đến khi Hàn Quốc giành được độc lập vào năm 1945, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng như Kim Gu (1876-1949), Kang Woo-kyu (1855-1920), Yu Gwan-sun (1902-1920) đã bị giam giữ tại nhà tù Seodaemun và bị tra tấn dã man.

Thậm chí, ngay khi ở trong ngục tù, nữ liệt sĩ Yu Gwan-sun đã dẫn đầu việc triển khai một phong trào vào năm 1920 nhân dịp kỷ niệm 1 năm bùng nổ Phong trào kháng Nhật 1/3/1919, thể hiện ý chí mạnh mẽ hướng tới độc lập của Tổ quốc. Không đợi được đến ngày được trả tự do, vào ngày 28/9 cùng năm, tức 2 ngày trước khi mãn tù, cô đã ra đi mãi mãi.

Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun là một cơ sở được xây dựng nhằm khôi phục nhà tù Seodaemun chứa đựng lịch sử đau thương của dân tộc Hàn. Những cơ sở trước đây như nhà hàng, cơ sở thể thao và phòng giam nữ bị phá bỏ khi chuyển nhà tù Seodaemun đến thành phố Uiwang (tỉnh Gyeonggid-do) vào năm 1987, đã được khôi phục ở hội trường này một cách sinh động. Bên cạnh đó, ở đây cũng có một không gian cho phép khách tham quan trải nghiệm cuộc sống trong tù của các nhà hoạt động độc lập.

Vào ngày 1/3 hàng năm, một buổi lễ kỷ niệm “Seodaemun, tiếng hò hét vào năm 1919” diễn ra ở Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, và Cổng Độc lập để tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những anh hùng liệt sĩ.

 

3. Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri

Đài tưởng niệm tử đạo Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 được lắp đặt tại khu đất của nhà thờ Jeam, nơi xảy ra vụ thảm sát thường dân thị trấn Jeam-ri và Goju-ri vào ngày 15/4/1919. (Ảnh: Trang web Local N culture)

Thị trấn Jeam-ri ở thành phố Hwaseong (tỉnh Gyeonggi-do) là nơi đế quốc Nhật Bản đã tiến hành cuộc đàn áp và thảm sát một cách dã mãn các nhà hoạt động độc lập, sau khi Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 được khởi xướng, và được lan truyền rộng rãi trên khắp cả nước Hàn Quốc.

Phong trào kháng Nhật vào ngày 1/3/1919 không phải được triển khai chỉ trong vòng một ngày, mà đã nhanh chóng lan rộng đến Nhật Bản cũng như vùng Primorsky. Trong bối cảnh đó, thực dân Nhật Bản đã bắt đầu huy động cảnh sát quân sự và lực lượng quân đội để Hàn Quốc không thể thực hiện những hoạt động giành lại độc lập, và đáng tiếc vụ thảm sát thương tâm tại thị trấn Jeam-ri và Goju-ri xảy ra trong cùng khoảng thời gian đã cướp đi sinh mạng của những dân thường vô tội.

Ngày 15/4/1919, lực lượng quân đội Nhật Bản đã bắt 20 tin đồ Thiên Đạo giáo và Kitô giáo tụ đưa đến một nhà thờ nằm ở thị trấn Jeam-ri. Sau đó, lính Nhật đã đóng hết cửa ra vào và cửa sổ, và bắt đầu dùng súng gươm để thảm sát các tin đồ, rồi phóng hỏa đốt nhà thờ. Thậm chí, đối với những người chạy trốn khỏi đám cháy hay bước ra đường rồi bỏ chạy cũng bị các bắt hoặc dùng gươm đâm cho đến chết.

Sau đó, một đài tưởng niệm tử đạo được xây dựng tại khu đất của nhà thờ bị cháy và được chỉ định là “Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri”. Ở gần khu di tích này, có một viện bảo tàng về phong trào kháng Nhật diễn ra tại thị trấn Jeam-ri, và nó đã đón khách tham quan đến tháng 4 năm 2023 với nhiều dữ liệu liên quan được thu thập ở cả trong và ngoài nước.

Dự kiến, viện bảo tàng này sẽ mở cửa lại với tên “Viện bảo tàng Phong trào độc lập thành phố Hwaseong” vào tháng 4 năm nay, sau khi tu sửa khu di tích và xây dựng thêm các cơ sở mới.

[email protected]

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tin tức

Cụ bà gần 80 tuổi mắc kẹt ngoài ban công suốt 18 giờ, dùng quần áo tự chế để cầu cứu

+1
M
nyanchan
Lượt xem 675
Thích 0
2025.04.22
Cụ bà gần 80 tuổi mắc kẹt ngoài ban công suốt 18 giờ, dùng quần áo tự chế để cầu cứu

Chi hàng trăm triệu để sang Hàn học nghề, cuối cùng trở thành người cư trú bất hợp pháp

+2
1
hsiao
Lượt xem 1706
Thích 1
2025.04.22
Chi hàng trăm triệu để sang Hàn học nghề, cuối cùng trở thành người cư trú bất hợp pháp

Hàn Quốc báo động thiếu lao động nông nghiệp

+1
1
hsiao
Lượt xem 1688
Thích 1
2025.04.22
Hàn Quốc báo động thiếu lao động nông nghiệp

Tư tưởng chống Trung Quốc lan rộng tại Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất

M
nyanchan
Lượt xem 532
Thích 0
2025.04.21
Tư tưởng chống Trung Quốc lan rộng tại Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất

Phẫn nộ vì cư dân hành hung bảo vệ chung cư chỉ vì bị nhắc nhở đỗ xe sai quy định

M
nyanchan
Lượt xem 703
Thích 0
2025.04.21
Phẫn nộ vì cư dân hành hung bảo vệ chung cư chỉ vì bị nhắc nhở đỗ xe sai quy định

Kỷ lục buồn tại Hàn Quốc: Gần 200.000 hộ kinh doanh đóng cửa chỉ trong vòng một tháng

M
nyanchan
Lượt xem 465
Thích 0
2025.04.21
Kỷ lục buồn tại Hàn Quốc: Gần 200.000 hộ kinh doanh đóng cửa chỉ trong vòng một tháng

Du khách Hàn Quốc thiệt mạng trong vụ cướp có vũ trang tại khu Koreatown, Philippines

M
nyanchan
Lượt xem 419
Thích 0
2025.04.21
Du khách Hàn Quốc thiệt mạng trong vụ cướp có vũ trang tại khu Koreatown, Philippines

Báo động bạo lực: Trẻ em khuyết tật đối mặt với nguy cơ bị sát hại cao hơn!

M
nyanchan
Lượt xem 633
Thích 0
2025.04.21
Báo động bạo lực: Trẻ em khuyết tật đối mặt với nguy cơ bị sát hại cao hơn!

Sinh viên đại học Hàn quốc bị chỉ trích vì quay clip ngắn giả làm kẻ theo dõi phụ nữ ban đêm

M
nyanchan
Lượt xem 564
Thích 0
2025.04.21
Sinh viên đại học Hàn quốc bị chỉ trích vì quay clip ngắn giả làm kẻ theo dõi phụ nữ ban đêm

Tình trạng kết hôn Hàn - Việt: Khi giấc mơ gia đình tan vỡ chỉ sau 2 tuần Hàn Quốc

M
nyanchan
Lượt xem 380
Thích 0
2025.04.20
Tình trạng kết hôn Hàn - Việt: Khi giấc mơ gia đình tan vỡ chỉ sau 2 tuần Hàn Quốc

Bảo mẫu bị tố có hành vi mất vệ sinh nghiêm trọng khi chăm sóc bé 5 tháng tuổi

M
nyanchan
Lượt xem 699
Thích 0
2025.04.20
Bảo mẫu bị tố có hành vi mất vệ sinh nghiêm trọng khi chăm sóc bé 5 tháng tuổi

Cảnh sát thiệt mạng sau khi bị bắn trong buổi huấn luyện sử dụng súng

M
nyanchan
Lượt xem 554
Thích 0
2025.04.20
Cảnh sát thiệt mạng sau khi bị bắn trong buổi huấn luyện sử dụng súng

Công an Việt Nam làm việc với hai công dân Hàn Quốc buông hai tay khi lái mô tô phân khối lớn tại Quảng Nam

1
bngoc_022
Lượt xem 814
Thích 0
2025.04.20
 Công an Việt Nam làm việc với hai công dân Hàn Quốc buông hai tay khi lái mô tô phân khối lớn tại Quảng Nam

Tội phạm tình dục kỹ thuật số lan rộng tại Hàn Quốc, hơn 230 nạn nhân, gần 160 trẻ vị thành niên: “The Vigilantes” vượt xa vụ án" Phòng chat thứ N"

1
bngoc_022
Lượt xem 1816
Thích 0
2025.04.20
Tội phạm tình dục kỹ thuật số lan rộng tại Hàn Quốc, hơn 230 nạn nhân, gần 160 trẻ vị thành niên: “The Vigilantes” vượt xa vụ án" Phòng chat thứ N"

Người đàn ông 40 tuổi ra quyết định cực đoan tại đập Yeongju và lá thư tuyệt mệnh trong xe

1
bngoc_022
Lượt xem 971
Thích 0
2025.04.20
Người đàn ông 40 tuổi ra quyết định cực đoan tại đập Yeongju và lá thư tuyệt mệnh trong xe
2 3 4 5 6