Kim chi nha

VĂN HÓA SỬ DỤNG TÊN TIẾNG ANH TẠI CÔNG SỞ HÀN QUỐC

1
haengsin
2023.09.07 Thích 0 Lượt xem 3055 Bình luận 0

An illustration of Korean employees' English name cards [JOONGANG PHOTO]

 Trên nền tảng Blind, một nền tảng chuyên về nhận xét đánh giá công ty mà người đánh giá có thể thực hiện ẩn danh, khi nhập từ khóa “tên tiếng Anh”, có hàng ngàn bài đăng liên quan hiện ra ngay lập tức.

 Nhiều người hỏi ý kiến xem nên đăng ký tên tiếng Anh nào phù hợp, thế là hàng loạt gợp ý từ những cái tện đặc biệt như Lindsay, Chanel đến cả những cái tên như Vulture. 

 Sự quan tâm đến tên tiếng Anh xuất phát từ việc gần đây nhiều công ty Hàn Quốc khuyến khích nhân viên của mình sử dụng tên tiếng Anh.

 

 Xu thế này bắt đầu từ những năm 2010 tại các công ty IT lan đến những tập đoàn lớn như CJ Cheil Jedang và Lotte Wellfood. Mục đích của việc này nhằm phá vỡ cấu trúc cấp bậc tồn tại bấy lâu nay và cải thiện sự giao tiếp giữa các nhân viên với nhau

 Theo Shin Ji Young, giảng viên đại học Korea University thì việc gọi nhau như thế nào cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Hàn, việc gọi tên mà không kèm chức vị hay đại từ là điều không thể được.

 Việc sử dụng tên tiếng Anh khiến cho tất cả mọi người có thể gọi tên và xưng hô đồng cấp như nhau mà không cần quan tâm đến cấp bậc xã hội. Nếu không có sự thay đổi này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp là điều không thể.

 

 

 Một xu thế đang lên

 Kakao là công ty ứng dụng điều này tích cực nhất, họ yêu cầu nhân viên gọi nhau bằng tên tiếng Anh, kể cả các lãnh đạo cấp cao và CEO.

 Nhân viên không ần gọi cấp bậc, chức vụ, điều mà luôn sử dụng trong giao tiếp của người Hàn.  Thay vào đó, họ chỉ gọi nhau bằng tiếng Anh. Văn hóa giao tiếp này đã hình thành từ năm 2010.

Jeon Beom Jun, một nhân viên của Kakao Bank cho biết dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp hơn khi chỉ gọi họ bằng tên tiếng Anh, anh cũng chọn tên tiếng Anh của mình là Niro.

 Việc này cứ như là có thêm một cái tên khác nữa khi làm việc, giờ đây khi đồng nghiệp gọi anh bằng tên tiếng Hàn, anh thấy khá kì cục.

 Nhiều tập đoàn lớn thực hiện việc này, thường bắt đầu từ những lãnh đạo doanh nghiệp.

 Chủ tịch của Kyobo Life Insurance Shin Chang Jae, trong dịp kỷ niệm 65 năm thành lập công ty cũng yêu cầu nhân viên sử dụng tên tiếng Anh, ông cho rằng đây là điều quan trọng để công ty thay đổi và phát triển nhanh hơn.

 Năm ngoái, Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae Won cũng yêu cầu nhân viên của SK Telecom gọi ông bằng tên tiếng Anh Tony thay vì gọi là “ngà” hay là “ông chủ tịch”. Tài khoản Instagram của ông cũng được đăng ký với tên Tony Chey.

 Ngoài ra Samsung Electronics cũng hạn chế việc sử dụng chức danh và cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái khi đi làm.

  Trường hợp của CJ Cheil Jedang thì từ những năm 2000 họ đã bỏ chức danh mà chỉ dung 1 từ “nim” để thay thế khi giao tiếp cần sử dụng chức danh.

 

 Tác dụng phụ

 Nhưng vẫn có những tác dụng phụ của việc sử dụng tên tiếng Anh tại nơi làm việc.

 Theo một nhân viên văn phòng 49 tuổi của một công ty dược thì việc không có cấp bậc khiến cho quá trình giao việc trở nên khó khăn khi những nhân viên trẻ nghĩ rằng mình có quyền từ chối công việc được giao, đặc biệt nhóm millennials và Gen Z.

 Millennials chỉ nhóm sinh năm 1980 đến 1995.

 Gen Z nhóm sinh từ năm 1997 đến 2012.

 Nhóm này được biết đến việc quan tâm đến cân bằng cuộc sống và không ngần ngại chuyển việc để có môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt hơn.

 Theo thống kê của Statistics Korea thì nhóm tuổi từ 20 đến 34 chỉ làm việc trong vòng 19 tháng cho công việc đầu tiên.

 Đặc biệt việc áp dụng văn hóa tổ chức nằm ngang, hạn chế quản lý cấp trung (horizontal corporate culture) rất khó áp dụng trong ngành sản xuất, nơi mà mệnh lệnh được áp dụng và chỉ dẫn tường tận từng lời nói một một cách chính xác là hết sức quan trọng.

 Theo một giảng viên đại học thì đôi khi khó phân biệt giữa tự do thảo luận và thực thi công việc.  Nhiều bạn cứ nghĩ là do mình không đồng ý với một điều gì đó thì có thể không cần phải làm công việc đó. 

 Những suy nghĩ đó khiến cho công ty có thể trở thành nơi chỉ để tụ tập giao lưu mà thôi.

 Có nhân viên thì lại cho rằng tên tiếng Hàn của mình cũng dễ gọi nên chẳng cần thiết phải chọn tên tiếng Anh. 

 Theo Ryu, giảng viên trường đại học Chung Nam thì việc gọi nhau bằng tên tiếng Anh không thể tạo nên văn hóa tổ chức nằm ngang như mong muốn.

 Việc giao tiếp thẳng thắn có thể còn hữu ích hơn.

 Theo Kim, giảng viên đại học Sogang thì Hàn Quốc là một xã hội có xu hướng không chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm khác biệt với mình. Nên việc chấp nhận những thứ khác biệt với mình rất là quan trọng. Đó mới là mấu chốt chính tạo nên văn hóa doanh nghiệp nằm ngang.

 Tổ chức là nơi mà cá nhân cùng nhau thực hiện mục tiêu chung, nên để mọi thứ tốt hơn, nhân viên phải được giao tiếp trực tiếp và thẳng thắn với nhau.

 Nhân viên phải được đào tạo tại sao điều này quan trọng và phải được thực hiện

 Nhưng đa phần công ty lại không thực hiện phần này.

 

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Văn hóa

"Ông kẹ" trong văn hoá nhân gian Hàn Quốc

N
M
nyanchan
Lượt xem 11
Thích 0
2025.05.24
"Ông kẹ" trong văn hoá nhân gian Hàn Quốc

“Hai Chị Em” – Bộ Phim Kinh Dị Hàn Quốc Được Thắp Sáng Từ Truyền Thuyết Nhân Gian

N
M
nyanchan
Lượt xem 29
Thích 0
2025.05.24
“Hai Chị Em” – Bộ Phim Kinh Dị Hàn Quốc Được Thắp Sáng Từ Truyền Thuyết Nhân Gian

Nghệ Thuật Làm Tương Truyền Thống Được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

N
M
nyanchan
Lượt xem 90
Thích 0
2025.05.24
Nghệ Thuật Làm Tương Truyền Thống Được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

👕 Hàn Quốc Xuất Khẩu Gì Nhiều Nhất? Không Phải K-pop, Mà Là Núi Rác Thời Trang

1
hsiao
Lượt xem 705
Thích 1
2025.05.23
👕 Hàn Quốc Xuất Khẩu Gì Nhiều Nhất? Không Phải K-pop, Mà Là Núi Rác Thời Trang

Khi Tuổi Thơ Cầm Nhầm Một Quả Bom: Nỗi Im Lặng Lạnh Người Trong “산행 Cuộc Leo Núi”

1
hsiao
Lượt xem 1697
Thích 1
2025.05.23
Khi Tuổi Thơ Cầm Nhầm Một Quả Bom: Nỗi Im Lặng Lạnh Người Trong “산행 Cuộc Leo Núi”

K-pop Không Cần Người Hàn Nữa? Khi “K” Chỉ Còn Là Công Thức, Không Phải Quốc Tịch

1
hsiao
Lượt xem 1077
Thích 1
2025.05.23
K-pop Không Cần Người Hàn Nữa? Khi “K” Chỉ Còn Là Công Thức, Không Phải Quốc Tịch

“Khi Tôi Ngủ” gửi gắm góc nhìn dịu dàng về nỗi đau và sự trưởng thành

M
nyanchan
Lượt xem 456
Thích 0
2025.05.23
“Khi Tôi Ngủ” gửi gắm góc nhìn dịu dàng về nỗi đau và sự trưởng thành

☕Starbucks: Chiến Lược “Không Gian Hóa” Trong Cuộc Chiến Cà Phê Hàn Quốc

1
hsiao
Lượt xem 3716
Thích 1
2025.05.21
☕Starbucks: Chiến Lược “Không Gian Hóa” Trong Cuộc Chiến Cà Phê Hàn Quốc

Bản đồ thế giới quý hiếm từ thời Joseon sẽ được đưa ra đấu giá tại Vương quốc Anh

M
nyanchan
Lượt xem 1053
Thích 0
2025.05.21
Bản đồ thế giới quý hiếm từ thời Joseon sẽ được đưa ra đấu giá tại Vương quốc Anh

Phim kinh dị Hàn Quốc không hay? Bộ phim này sẽ thách thức bạn đến tận cùng!

M
nyanchan
Lượt xem 1121
Thích 1
2025.05.20
Phim kinh dị Hàn Quốc không hay? Bộ phim này sẽ thách thức bạn đến tận cùng!

Cầu thang nguyện ước: Cơn lạnh gáy từ phim ảnh đến đời thực tại Hàn Quốc

M
nyanchan
Lượt xem 841
Thích 0
2025.05.20
Cầu thang nguyện ước: Cơn lạnh gáy từ phim ảnh đến đời thực tại Hàn Quốc

ÂM HÔN Ở HÀN QUỐC – ĐÁM CƯỚI VỚI NGƯỜI CHẾT GIỮA THỰC VÀ MÊ

+1
M
nyanchan
Lượt xem 752
Thích 0
2025.05.20
ÂM HÔN Ở HÀN QUỐC – ĐÁM CƯỚI VỚI NGƯỜI CHẾT GIỮA THỰC VÀ MÊ

Thiên đường hay Địa ngục - cả hai đều mở ra và đóng lại trong một ý nghĩ.

M
nyanchan
Lượt xem 1253
Thích 0
2025.05.20
Thiên đường hay Địa ngục - cả hai đều mở ra và đóng lại trong một ý nghĩ.

Video Ngắn Đang Lặng Lẽ Giết Chết Khả Năng Suy Nghĩ Của Bạn

+3
1
hsiao
Lượt xem 1813
Thích 1
2025.05.20
Video Ngắn Đang Lặng Lẽ Giết Chết Khả Năng Suy Nghĩ Của Bạn

Cái Giá Của Việc Muốn Sống Ở Seoul

+1
1
hsiao
Lượt xem 2062
Thích 1
2025.05.20
Cái Giá Của Việc Muốn Sống Ở Seoul
1 2 3 4 5