Cái Giá Của Việc Chưa Chuẩn Bị Kịp Cho Già Hóa Dân Số Ở Hàn Quốc
Khi cứ 5 người dân Hàn Quốc thì đã có 1 người là người cao tuổi, bài toán lương hưu việc làm và nghèo đói không còn là vấn đề của “tương lai”. Nó đang xảy ra ở hiện tại. Trong một hội thảo về “Nghèo đói và lao động trong xã hội siêu già” do Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) và Ngân hàng Trung ương tổ chức ngày 15/5, các chuyên gia cùng lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo: nếu không thay đổi hệ thống hưu trí, việc làm và phân phối tài nguyên, Hàn Quốc sẽ mắc kẹt giữa hai thế hệ người già không đủ sống, người trẻ không đủ cơ hội.

👴 Già chưa kịp nghỉ đã nghèo
Dù luật lao động cho phép làm việc đến 60 tuổi, nhưng trên thực tế, hơn 40% nam giới từ 6164 tuổi đã nghỉ việc sớm. Điều này biến rất nhiều người mới nghỉ hưu thành người thu nhập thấp ngay lập tức.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi thế hệ “người già mới” ở Hàn Quốc hiện nay khỏe hơn, học cao hơn và còn nhiều năng lực cống hiến. Nhưng xã hội lại không có cơ chế linh hoạt để tận dụng lực lượng này.
👷 Tăng tuổi nghỉ hưu? Không đơn giản!
Dù có những đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhưng theo các chuyên gia, nếu không thay đổi cách trả lương, việc kéo dài thời gian làm việc sẽ chỉ làm mất đi cơ hội của giới trẻ.
Do hệ thống trả lương theo thâm niên (càng lâu năm, lương càng cao), nhiều doanh nghiệp không muốn thuê người lớn tuổi vì chi phí nhân sự đội lên đáng kể.
👉 Cải cách hệ thống lương theo năng lực và vị trí thay vì chỉ dựa vào số năm làm việc. Qua đó, doanh nghiệp có thể giữ lại người già có kinh nghiệm mà vẫn tạo cơ hội cho người trẻ.
💰 Gánh nặng từ lương hưu cơ bản
Hiện nay, 70% người cao tuổi Hàn Quốc đang nhận trợ cấp lương hưu cơ bản. Tuy nhiên, theo phân tích của KDI, nhóm người mới bước vào tuổi già hiện nay có tình hình tài chính ổn định hơn nhiều so với thế hệ trước. Nếu không thay đổi cách tính, sẽ đến lúc người trẻ thu nhập thấp phải gánh phần tiền hưu cho người già... giàu hơn họ.

👉Thay vì chỉ xét trong nhóm người cao tuổi, hãy tính theo thu nhập trung bình toàn dân để xác định ai xứng đáng được nhận trợ cấp. Việc này có thể tiết kiệm tới 9,6 nghìn tỷ won mỗi năm cho ngân sách.
🏡 Nhà ở tài sản ngủ quên của người già
Một điểm nghẽn khác là: phần lớn tài sản của người cao tuổi Hàn Quốc nằm trong bất động sản, nhưng không mang lại dòng tiền. Chính vì vậy, chương trình "lương hưu từ nhà ở" (주택연금) đang được đề xuất mở rộng. Theo khảo sát, hơn 35% người từ 5579 tuổi sở hữu nhà cho biết họ sẵn sàng tham gia chương trình đổi nhà lấy lương hưu.
👉 Nếu được áp dụng rộng rãi, chương trình này có thể: Giải phóng hơn 34 nghìn tỷ won mỗi năm cho nền kinh tế. Giúp 34 vạn hộ gia đình cao tuổi thoát nghèo. Đặc biệt có lợi cho người thu nhập thấp: mức cải thiện thu nhập có thể lên đến 22%.
🔍 Một quốc gia già hóa không thể chỉ sống bằng lòng tốt Hàn Quốc đang đối mặt với một thực tế nghiệt ngã: người già đang sống lâu hơn, nhưng không chắc sống tốt hơn. Còn người trẻ thì ngày càng gồng gánh nhiều hơn mà chưa thấy tương lai rõ ràng. Vấn đề không phải ở việc ai già, ai trẻ mà là ở cách hệ thống phân phối cơ hội và tài nguyên đang bị tắc nghẽn.
Bình luận 1

Văn hóa
Đi chợ và học nấu ăn miễn phí tại Daejon

Nhóm nhạc Ireland Westlife sẽ biểu diễn tại Hàn Quốc sau 13 năm

Hội thảo và khóa học về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc pansori miễn phí tuyển người nước ngoài tham gia

Sunchang: một ngày Lạc vào lễ hội làm đậu tương ( Phần 1)
Lễ hội hoa xuân quốc tế Goyang (2024 고양국제꽃박람회)

Con Đường Hoa Lưu Tô Ở Jeonju

Có ai muốn thi Đờ đẫn không?

Lễ hội Văn hóa Cung đình 2024: Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật thu hút khách tham quan

Phỏng vấn: Big Ocean - Nhóm nhạc K-pop khiếm thính đầu tiên của Hàn Quốc

Chia sẻ cho những ai có ý định trở về Việt Nam sau khi du học

Người Hàn Quốc đổ tiền mua giấc ngủ
Fu Bao đã trở về Trung Quốc trong sự chào đón của người dân nơi đây

Tỉ lệ phụ nữ Hàn Quốc nhập tịch kết hôn với đàn ông Việt Nam tăng mạnh

Sách thiếu nhi Hàn Quốc được độc giả quốc tế yêu thích

Có phải chúng ta đang chứng kiến thời kỳ đỉnh cao của K-pop?
