Kim chi nha

Hàn Quốc đang thua trong “Cuộc chiến Kimchi", thâm hụt thương mại kim chi kỷ lục, Trung Quốc vượt xa lượng xuất khẩu

1
bngoc_022
2025.05.19 Thích 0 Lượt xem 186 Bình luận 0

Kim chi - món ăn biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc đang trở thành điểm nóng trong tranh luận về chủ quyền văn hóa và cạnh tranh thương mại. Trong quý I năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu lượng kim chi lớn nhất từ trước đến nay, phần lớn đến từ Trung Quốc, với giá rẻ hơn nhiều so với kim chi nội địa. Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu kim chi đã vượt xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng sâu trong ngành từng được xem là niềm tự hào quốc dân.

 

Theo số liệu từ Cục Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 18/5, trong quý I/2025, kim ngạch nhập khẩu kim chi đạt 47,56 triệu USD (khoảng 670 tỷ won), tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất từ trước tới nay theo quý. Lượng nhập khẩu đạt 80.970 tấn, tăng 10,1%. Dự báo cho thấy nếu xu hướng này tiếp diễn, năm 2025 có thể sẽ vượt mức nhập khẩu kỷ lục của năm 2024, khi tổng giá trị nhập khẩu đạt 189,86 triệu USD (khoảng 2.670 tỷ won), tăng 16,1% so với năm trước đó. Trái ngược với tăng trưởng nhập khẩu, xuất khẩu kim chi trong năm ngoái đạt 163,57 triệu USD cũng là mức cao nhất lịch sử, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại kim chi 3 năm liên tiếp từ 2022. Riêng trong năm 2024, thâm hụt đã tăng gần 3 lần, đạt 22,69 triệu USD.

 

Tình trạng nhập siêu kim chi không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà đang trở thành nguy cơ dài hạn cho ngành thực phẩm truyền thống Hàn Quốc. Việc kim chi Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường Hàn Quốc phản ánh sự mất cân đối giữa chi phí sản xuất nội địa và nhu cầu tiết kiệm chi phí trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống. 

 

Theo thống kê, hơn 90% kim chi sử dụng tại nhà hàng, trường học và cơ sở cung cấp suất ăn tập thể (B2B) hiện nay là hàng nhập từ Trung Quốc. nơi giá thành chỉ bằng 10 - 30% so với kim chi Hàn Quốc. Nguyên nhân chính nằm ở chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là bắp cải, nguyên liệu chính của kim chi. Mùa đông năm 2024 chứng kiến sản lượng bắp cải sụt giảm do thời tiết khắc nghiệt, kéo theo giá bán lẻ trung bình tăng hơn 24%, vượt ngưỡng 5.400 won/1 cây. Cùng với chi phí nhân công và vận hành gia tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kim chi nội địa buộc phải tăng giá đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp sang lựa chọn hàng nhập khẩu giá rẻ. 

 

Không chỉ tác động đến các doanh nghiệp thực phẩm, tình trạng này còn ảnh hưởng lan tỏa đến nông dân trồng bắp cải, khiến nhu cầu nguyên liệu trong nước giảm theo. Đây là vòng xoáy tiêu cực: kim chi nội địa giảm tiêu thụ → giá nguyên liệu mất ổn định → chi phí sản xuất tăng → giảm sức cạnh tranh. Mặc dù đã từng có các biện pháp bảo hộ ngành kim chi thông qua quy định “doanh nghiệp phù hợp với quy mô nhỏ”, nhiều chính sách đã được nới lỏng từ 2019. Hiện nay, các công ty lớn chủ yếu rút khỏi thị trường suất ăn tập thể theo hình thức tự nguyện, nhường lại không gian cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, song lại để lại khoảng trống cạnh tranh cho sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

 

Trong bối cảnh cuộc “chiến kim chi” với Trung Quốc ngày càng rõ nét, Hàn Quốc cần chủ động tái định vị ngành thực phẩm truyền thống này như một phần của năng lực cạnh tranh quốc gia, không chỉ để giữ thị phần trong nước, mà còn để khẳng định vai trò của mình trong văn hóa ẩm thực toàn cầu.

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Kinh tế

Các hãng dược phẩm Hàn Quốc chiếm hơn nửa thị trường biosimilar châu Âu

M
Ocap
Lượt xem 2289
Thích 0
2025.01.03
Các hãng dược phẩm Hàn Quốc chiếm hơn nửa thị trường biosimilar châu Âu

Các ông lớn bán lẻ Hàn Quốc tìm động lực tăng trưởng trong năm 2025 giữa bối cảnh nhu cầu yếu

M
Ocap
Lượt xem 2251
Thích 0
2025.01.03
Các ông lớn bán lẻ Hàn Quốc tìm động lực tăng trưởng trong năm 2025 giữa bối cảnh nhu cầu yếu

Naver tích hợp thêm tính năng AI vào trình duyệt Whale

M
Ocap
Lượt xem 3103
Thích 0
2025.01.03
Naver tích hợp thêm tính năng AI vào trình duyệt Whale

Lotteria đạt doanh thu kỷ lục nhờ chiến lược phục hồi hiệu quả

M
Ocap
Lượt xem 2934
Thích 0
2025.01.02
Lotteria đạt doanh thu kỷ lục nhờ chiến lược phục hồi hiệu quả

Doanh Nghiệp mảng suất ăn văn phòng Hàn Quốc mở rộng ra thị trường quốc tế

M
Ocap
Lượt xem 2311
Thích 0
2025.01.02
Doanh Nghiệp mảng suất ăn văn phòng Hàn Quốc mở rộng ra thị trường quốc tế

K-food, Thời Trang, Các Thương Hiệu Làm Đẹp Hàn Quốc Đẩy Mạnh Chiến Lược Toàn Cầu Năm 2025

M
Ocap
Lượt xem 2147
Thích 0
2025.01.02
K-food, Thời Trang, Các Thương Hiệu Làm Đẹp Hàn Quốc  Đẩy Mạnh Chiến Lược Toàn Cầu Năm 2025

K Bank chuẩn bị IPO vào tháng 2/2025 với định giá thấp hơn

M
Ocap
Lượt xem 2551
Thích 0
2024.12.23
K Bank chuẩn bị IPO vào tháng 2/2025 với định giá thấp hơn

Hanwha Group nhắm đến việc thâu tóm công ty Ourhome giữa tranh chấp nội bộ gia đình

M
Ocap
Lượt xem 2818
Thích 0
2024.12.23
Hanwha Group nhắm đến việc thâu tóm công ty Ourhome giữa tranh chấp nội bộ gia đình

Kurly: Câu chuyện về sự đổi mới và chiến lược tái định giá trước thềm IPO

M
Ocap
Lượt xem 2124
Thích 0
2024.12.23
Kurly: Câu chuyện về sự đổi mới và chiến lược tái định giá trước thềm IPO

Shinhan Life Tăng Cường Chiến Lược Kinh Doanh Tại Việt Nam

M
Ocap
Lượt xem 2581
Thích 0
2024.12.10
Shinhan Life Tăng Cường Chiến Lược Kinh Doanh Tại Việt Nam

Sono International dự kiến IPO vào năm 2025 với giá trị doanh nghiệp 2,1 tỷ USD (~52,3 nghìn tỷ VND)

M
Ocap
Lượt xem 2014
Thích 0
2024.12.10
Sono International dự kiến IPO vào năm 2025 với giá trị doanh nghiệp 2,1 tỷ USD (~52,3 nghìn tỷ VND)

MBK khởi động việc bán Lotte Card với giá khoảng 1,4 tỷ USD ( khoảng 35,5 nghìn tỷ VND) trong lần đấu giá thứ hai

M
Ocap
Lượt xem 2350
Thích 0
2024.12.10
MBK khởi động việc bán Lotte Card với giá khoảng 1,4 tỷ USD ( khoảng 35,5 nghìn tỷ VND) trong lần đấu giá thứ hai

Lý do LG Electronics chọn Ấn Độ để IPO

M
Ocap
Lượt xem 2453
Thích 0
2024.12.10
Lý do LG Electronics chọn Ấn Độ để IPO

Các thương hiệu mì gói hàng đầu Hàn Quốc đều chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

M
Ocap
Lượt xem 2469
Thích 0
2024.12.05
Các thương hiệu mì gói hàng đầu Hàn Quốc đều chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm

Musinsa hoãn IPO đến tháng 4 năm sau, hướng tới định giá 5 nghìn tỷ won (khoảng 90.5 nghìn tỷ VND)

M
Ocap
Lượt xem 2849
Thích 0
2024.12.04
Musinsa hoãn IPO đến tháng 4 năm sau, hướng tới định giá 5 nghìn tỷ won (khoảng 90.5 nghìn tỷ VND)
12 13 14 15 16