CỔ PHIẾU EMART XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
Giá cổ phiếu của nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc Emart rớt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, khiến giá trị vốn hóa của tập đoàn này mất khoảng 7 ngàn tỷ won (tương đương hơn 5.26 tỷ USD) từ lúc cổ phiếu lập đỉnh cao nhất.
Việc cổ phiếu giảm mạnh đến từ nguyên nhân kết quả lợi nhuận kém và tình hình cạnh trang ngày càng khốc liệt ở thị trường bán lẻ nội địa Hàn Quốc.
Trong năm nay, giá cổ phiếu của Emart giảm mạnh 26.33%. Giá cổ phiếu ngày 18 tháng 8 là mức thấp nhất từ lúc tập đoàn này niêm yết.
So với khi cổ phiếu lập đỉnh năm 2011, giá cổ phiếu giảm 78%. Hiện nay giá vốn hóa của Emart còn khoảng 2 ngàn tỷ won, giảm 7 ngàn tỷ so với 12 năm trước đây.
Nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp đầu tư là nhóm bán mạnh nhất cổ phiếu này trong năm nay, tổng cộng lên đến 23 tỷ và 65 tỷ won. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài giảm tỷ lệ sở hữu từ 60% xuống còn 28%.
Nhưng khi so sánh với thị trường Mỹ, thì giá cổ phiếu của Walmart tăng 10.1% trong năm nay.
Việc so sánh Walmart và Emart có thể thấy việc giá cổ phiếu chuyển động ngược chiều là do tiềm năng phát triển của mội doanh nghiệp. Trong khi Walmart đạt được được tăng trưởng nhờ cả vào kênh online và offline. Emart lại chịu sự cạnh tranh hết sức khốc liệt tại thị trường nội địa Hàn Quốc, dẫn đến dòng tiền bị suy giảm trầm trọng.
Nhìn vào kết quả kinh doanh, chúng ta càng dễ thấy rõ sự khác biệt này. Walmart công bố doanh thu 161.6 tỷ USD trong quý 2 năm nay, tăng 5.7% so với năm ngoái. EPS tăng 4% lên 1.84 USD.
Walmart ngày càng tận dụng chiến lược omnichannel, tập trung của online và offline. Dịch vụ được kết hợp bởi giao hàng cho các đơn đặt hàng online, nhận hàng tại quầy… khiến cho doanh thu của họ ngày càng tăng trưởng.
Đai gia bán lẻ này đạt tăng trưởng 24% cho mảng thương mại điện tử trong quý 3. Thêm vào đó, một thế mạnh lớn của công ty là dòng sản phẩm. Với việc tập trung vào phân khúc hàng hóa tiêu dung thiết yếu, Walmart đảm bảo được mức giá thấp so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là Target. Đặc biệt là dù cung cấp sản phẩm ở mức giá cạnh tranh, nhưng Walmart vẫn đảm bảm lợi nhuận dẫu cho cùng thời gian đó lạm phát tăng cao tại Mỹ.
Ngoài ra, động lực tăng trưởng của Walmart còn nằm ở việc vận hành hệ thống thương mại điện tử và phân khúc kinh doanh quảng cáo.
Ngược lại, E-mart có kết quả kinh doanh quý 2 với doanh thu khoảng 7.27 ngàn tỷ won, tăng 1.7% nhưng lỗ khoảng 53 tỷ won ở lợi nhuận hoạt động. Đặc biệt, SCK đơn vị vận hành Starbucks lợi nhuận sụt giảm đáng kể.
Mảng kinh doanh online cũng không mấy khả quan, SSG và Gmarket lỗ 30 tỷ won, hàng tồn kho tăng 8% lên 2 ngàn tỷ won.
Với việc Coupang ngày càng lớn mạng khiến cho Emart ngày càng khó khăn.
Coupang công bố kết quả kinh doanh quý 2 đạt 7.6 ngàn tỷ won, tăng 21% so với năm trước. Theo dữ liệu của Hana Securities, Coupang đang nắm khoảng 24.2 % thị phần bán lẻ online. Giá trị giao dịch đạt 25 ngàn tỷ won, gần gấp đôi các cửa hàng của Emart.
Bình luận 0

Kinh tế
Ngành bất bại 36 năm của Hàn Quốc cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ

Các ông lớn Starbucks, McDonald's cũng tháo chạy tại thị trường Hàn

Hàn và Mỹ tiến hành đàm phán 2+2: Bàn về việc xóa bỏ mức thuế 25% do chính quyền Trump áp đặt

Bóng đen phủ lên KG Group: Lợi nhuận lao dốc, cổ phiếu sụt giá, tương lai đi về đâu?

Hàn Quốc đối mặt thế lưỡng nan: “Đứng về phía Mỹ hay đối đầu với Trung Quốc?”

Tranh luận lương tối thiểu 2026 và bài toán “giữ ấm” nền lao động Hàn Quốc

Cuộc chơi kinh tế Hàn–Mỹ và chiếc bóng bất định mang tên Trump

Emart gia nhập cuộc chiến mỹ phẩm siêu giá rẻ do Daiso dẫn đầu tại thị trường Hàn Quốc

Naver hợp tác với Kurly để đối đầu gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang tại Hàn Quốc

Sau Nvidia, viên đá tiên tri trong tiểu thuyết Chúa tể những chiếc nhẫn - Palatir lên ngôi? Cơ hội đầu tư mới cho tài khoản hưu trí và ISA?

Phí cảng mới của Mỹ đối với tàu Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất trong tháng 4 , vậy liệu tín hiệu cắt giảm có xuất hiện?

Dongwon Industries huỷ niêm yết Dongwon F&B: Đòn bẩy chiến lược cho tham vọng toàn cầu

Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu Châu Á MBK Partners đặt cược vào cải cách quản trị doanh nghiệp và AI: Kỳ vọng thị trường thoái vốn sẽ khởi sắc trong năm 2025

Naver cân nhắc mua 10% cổ phần của Kurly – Tham vọng chiếm lĩnh phân khúc thị trường giao thực phẩm sáng sớm tại Hàn Quốc
