Mượn son nơi công sở: Vui thôi đừng vui quá
Nếu các cô gái nhà KimChiNha từng làm việc ở môi trường văn phòng, đặc biệt là ở Hàn Quốc hay Việt Nam, chắc chắn các bạn từng chứng kiến (hoặc chính mình là nhân vật chính) trong tình huống này: Cô bạn đồng nghiệp kêu “Ê có son không, cho mượn với!”, thế là bạn rút thỏi son cưng ra, đưa ngay cho cổ. Nghe thì nhỏ xíu, thân thiết dễ thương là thế… nhưng sự thật phía sau chuyện "mượn son" lại chẳng hề nhẹ nhàng như lớp tint bạn đang thoa đâu!

Thật ra việc “share son” thường được xem là minh chứng của sự gắn kết và thân thiết, trong môi trường công sở áp lực, những lúc như thế lại khiến mọi thứ dễ thở hơn một xíu. Đặc biệt, với phái nữ chúng mình, chỉ cần một lời khen kiểu “Trời ơi màu son này hợp mặt mày dữ dội á!”, thế là bạn nhanh nhảu đưa ngay thỏi son cho bạn ấy thử - và tình bạn đã bắt đầu như thế, thân nhau hẳn lên, năng lượng girl’s girl ngập tràn luôn đúng không?
Đôi khi chỉ cần một cử chỉ nhỏ là bạn đã tạo được thiện cảm 10/10 trong mắt người khác rồi.
Nhưng bạn có biết rằng, đằng sau thỏi son là một hệ sinh thái “vi khuẩn”. Tương tự như con trai thì sẽ có đồ cạo râu, son môi cũng là một trong những món đồ cực kỳ cá nhân. Nhìn thì sạch sẽ, thơm tho nhưng sự thật là môi người có rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là nếu ai đó đang bị viêm môi, nứt nẻ hay thậm chí là herpes (mụn nước truyền nhiễm)... thì khả năng bạn “rinh ẻm” về môi của mình là rất có khả năng
Thêm nữa, nếu bạn đã từng bỏ tiền mua son high-end mà phải chứng kiến nó bị gãy đầu, mất nắp, hay thậm chí là... lạc luôn, thì chắc bạn hiểu cảm giác "cười ngoài miệng, nhưng khóc trong tim" là như nào. Nhiều người còn gặp cảnh mượn một lần thành “xài ké mãi”, vừa ngại nói, vừa khó xử.. quá sức drama cho một thỏi son? Liệu có đáng?

Vậy trong những trường hợp đó, hội chị em chúng mình nên làm gì? Thật ra không có đáp án nào chuẩn chỉnh, miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu bạn vẫn muốn giữ vibe thân thiện mà không hi sinh cây son của mình, thì có vài chiêu sau đây để bạn có thể xử lý mượt mà hơn:
- Thay vì đưa cả thỏi, bạn có thể nói: “Để mình lấy ít ra tay cho bạn thử nha!” – vừa hợp vệ sinh, vừa tránh mất kiểm soát.
- Hoặc nếu bạn hơi “kỹ tính” (và điều đó hoàn toàn bình thường), có thể nói nhẹ nhàng: “Môi mình hơi nhạy cảm nên ít share chung đồ cá nhân á, nếu được mình chỉ bạn chỗ mua nhé!”,ai tinh ý sẽ hiểu, không giận đâu. Còn nếu ai vì bạn từ chối như vậy mà hờn ghét bạn, thì tốt nhất bạn nên tránh xa họ ra.
Đúng là một thỏi son không to tát gì, nhưng nhìn xa hơn, đó lại là bài kiểm tra nho nhỏ về ranh giới cá nhân, sự tinh tế và cách cư xử trong môi trường làm việc. Vì vậy, hãy giữ vibe tốt, nhưng đừng để một phút “thân thiết quá đà” biến thành cả đời ngại ngùng. Son có thể chọn màu, nhưng không ai muốn dính “màu” của sự khó chịu từ đồng nghiệp đúng không?
Bình luận 0

Tám chuyện
Một thứ mà 3 trong số 10 người Hàn Quốc luôn chú ý trước lúc rời khỏi phòng khi đi du lịch

Tranh cãi về đạo đức nơi công cộng của Kim Na-young, liệu cộng động mạng quá khắt khe hay người nổi tiếng thiếu ý thức?

Nhà xác.

Tôi có thể nhớ lại cảm giác là một con người.

Ba niềm tin cốt lõi Phật giáo

Cuộc chơi quyền lực trong Tư Pháp

Các cô nương, xin hãy Tự Trọng!

Chấn động Seoul: Một cửa hàng vé số "nổ" phát ra 10 vé Lotto trúng giải hơn 4,2 tỷ won!

Dzui dẻ hông quạo: Một kịch bản chính trị "xu cà na"

Một cách làm thức uống mùa hè của Hàn đang gây bão SNS toàn cầu

Bình yên không cần đi xa chỉ cần một nơi cho lòng được ngồi lại

"Hành khách thừa cân phải trả giá cho hai chiếc ghế máy bay?", tranh cãi bùng nổ về giá vé máy bay và sự công bằng

"Năm 2025, Giáo hoàng qua đời, người kế nhiệm có làn da đen?" Lời tiên tri gây chấn động của Nostradamus đang được bàn tán trở lại

Khi mẹ già đi, đồng nghĩa tôi phải học cách bao dung hơn

Cuộc đời không phải màu hồng, nên bạn không cần gồng mình tham gia tất cả cuộc vui
