Lotte và SK “khủng hoảng tài chính”? Cẩn thận với truyền thông

Gần đây, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về việc Lotte Construction bán trụ sở chính và SK Group tái cấu trúc tài sản đi kèm với cụm từ gây ám ảnh: "khủng hoảng thanh khoản".
Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào số liệu tài chính, bạn sẽ nhận ra: đây không phải là tín hiệu sụp đổ, mà là một bước đi chiến lược.
Lotte Construction: Bán trụ sở không phải vì “chết đuối”
Truyền thông giật tít: “Lotte phải bán cả trụ sở, liệu có đang rơi vào khủng hoảng?”. Nhưng thực tế tài chính lại cho thấy điều ngược lại.
Trụ sở chính của Lotte Construction được mua vào khoảng những năm 1980. Diện tích khoảng 3.000 pyeong ( đơn vị tính diện tích của Hàn, tương đương ~9.900m²), với giá đất thời đó ước tính 100–200 triệu KRW/pyeong, tức là khoảng 30–60 tỷ KRW. Tương đương khoảng 540 – 1.080 tỷ VND (theo tỷ giá 18 VND/KRW)
Hiện tại, khu đất này được định giá bán khoảng 5.000 tỷ KRW, khoảng 90,000 tỷ VND. Tức là Lotte đang chuẩn bị bán một tài sản đã tăng giá gấp gần 100 lần.
Chưa kể, việc bán tài sản trị giá 5,000 tỷ KRW chỉ chiếm khoảng vài % nhỏ so với tổng doanh thu khổng lồ của Lotte, hoàn toàn không phải là bán tháo để cứu vãn dòng tiền như cách một số tờ báo đang dựng nên.

SK Group: Tái cấu trúc thì đúng, không phải đang “vỡ nợ”
Trong giới công nghệ, mở rộng rồi thu hẹp danh mục là một chu kỳ hoàn toàn bình thường.
Google đã từng khai tử hàng loạt sản phẩm: Google+, Google Home, Google Glass.
Microsoft cũng “chia tay” Windows Phone không tiếc nuối.
Vậy tại sao khi SK Group thực hiện chiến lược tương tự (thoái vốn, cắt giảm các mảng đầu tư không còn hiệu quả), thì lại bị mô tả như một dấu hiệu “sắp sụp đổ”?
SK đang chủ động lọc lại danh mục đầu tư, không phải bị thị trường ép phải bán. Họ nhận diện đúng thời điểm và thoái vốn để tập trung vào các mảng then chốt như năng lượng, bán dẫn, công nghệ sinh học, những lĩnh vực vẫn đang tạo dòng tiền mạnh mẽ.
Đừng để bị dẫn dắt bởi giật tít: học cách đọc giữa những dòng tin tức
Tình trạng truyền thông hiện nay rất dễ khiến người đọc hiểu sai bản chất: Họ không phân biệt được giữa “tái cấu trúc tài sản” và “khủng hoảng tài chính”.
Họ đánh đồng mọi đợt thoái vốn là dấu hiệu phá sản. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và ngôn ngữ tiêu cực của bài báo.
Nhưng nếu bạn nhìn vào thực tế:
Lotte đang hiện thực hóa lợi nhuận khổng lồ từ tài sản sở hữu hơn 40 năm
SK đang tái định vị để thích nghi với xu hướng công nghiệp mới
Đó là dấu hiệu của quản trị chiến lược thông minh, không phải khủng hoảng.

Bài học cho nhà đầu tư và người quan tâm doanh nghiệp Hàn Quốc
Đừng tin 100% những gì truyền thông nói về các chaebol (tập đoàn lớn).
Họ có kinh nghiệm vượt khủng hoảng và biết cách làm sạch danh mục tốt hơn bạn nghĩ.
Phân biệt giữa “bán tháo để sống sót” và “thoái vốn để tái cấu trúc” là kỹ năng sống còn.
Hãy đặt mình vào vị trí người quản trị doanh nghiệp: nếu bạn có một tài sản tăng gấp 100 lần sau 40 năm – có nên bán vào thời điểm phù hợp không?
Bình luận 0

Kinh tế
Naver TV đang chuyển đổi trở thành nền tảng mở như Youtube
M
Ocap
Lượt xem
2590
Thích 0
2024.07.16

Hàn Quốc nợ quá hạn cao nhất kể từ năm 2019
1
klyhoang
Lượt xem
1677
Thích 0
2024.07.15

Giám đốc đầu tư Lee Jae-hyun từ chức tiếp nối làn sóng rời khỏi Samsung Securities của các lãnh đạo quan trọng
M
Ocap
Lượt xem
1859
Thích 0
2024.07.15

Cổ phiếu Hanwha Aerospace và HD Hyundai Mipo lập đỉnh cao nhất trong 52 tuần
M
Ocap
Lượt xem
1952
Thích 0
2024.07.12

McDonald's Hàn Quốc ra mắt dòng sản phẩm mới "hương vị Hàn Quốc" cho chiến lược địa phương hóa thu hút khách hàng trẻ
M
Ocap
Lượt xem
2136
Thích 0
2024.07.11

Jollibee thâu tóm Compose Coffee của Hàn Quốc với thương vụ trị giá 340 triệu USD (8,642 tỷ đồng)
M
Ocap
Lượt xem
2416
Thích 0
2024.07.08

Tầng lớp triệu phú trẻ ở Hàn Quốc : Hiểu biết tài chính và làm chủ mọi quyết định
+1
M
Ocap
Lượt xem
1834
Thích 0
2024.07.08

SK Group sẽ cắt giảm số lượng công ty con và giới hạn “chế độ làm việc thoải mái”
M
Ocap
Lượt xem
1526
Thích 0
2024.07.04

Ottogi chọn phân khúc mì gói làm trọng tâm cho kết hoạch mở rộng tại thị trường Việt Nam
M
Ocap
Lượt xem
2540
Thích 0
2024.07.02

Tại sao các công ty công nghệ nổi tiếng của Hàn Quốc ưa chuộng niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) ?
M
Ocap
Lượt xem
1510
Thích 0
2024.07.02

Số lượng quán cà phê tại Hàn Quốc vượt mốc 100,000 quán
M
Ocap
Lượt xem
2343
Thích 0
2024.07.01

Giá cổ phiếu tăng 9% trong ngày đầu niêm yết, Naver Webtoon tham vọng trở thành Disney Châu Á
M
Ocap
Lượt xem
1824
Thích 0
2024.06.28

Ngân hàng thương mại Hàn Quốc mở rộng dịch vụ quản lý tài sản sử dụng công nghệ AI
M
Ocap
Lượt xem
1881
Thích 0
2024.06.25

Quy mô tài sản toàn cầu của Mirae Asset vượt mốc 340 nghìn tỷ won ( Hơn 6 triệu tỷ đồng )
M
Ocap
Lượt xem
1835
Thích 0
2024.06.21

Đầu tư lớn và lấy Việt Nam làm “căn cứ trọng điểm” tiến ra thị trường toàn cầu, liệu HiteJinro có thành công?
+1
M
Ocap
Lượt xem
1974
Thích 0
2024.06.21
