Cuộc Đua 1.000 Won Trong Thị Trường Bán Lẻ Hàn Quốc
Trong nền kinh tế đang giằng co giữa lạm phát cao và thu nhập trì trệ, các doanh nghiệp bán lẻ tại Hàn Quốc đang lao vào một cuộc đua khốc liệt chưa từng có: cuộc đua “giảm giá đến tận 1000 won”. Một xu cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh, và khái niệm “giá trị tốt” (가성비) nay đã bị thay thế bằng cụm từ khắc nghiệt hơn: “thời đại siêu giá rẻ” (초저가 시대).

🔻 Không còn là “giá tốt”, mà là “rẻ nhất có thể”
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị lớn giờ đây không còn chỉ cạnh tranh bằng chất lượng hay dịch vụ. Họ đang đọ nhau từng đồng trên bảng giá. Những mặt hàng có giá 999 won, 990 won, thậm chí 779 won/100g thịt không còn là trường hợp cá biệt mà đã trở thành tiêu chuẩn mới. Từ CU tung ra hotbar, cơm nắm, cà phê và kem dưới 1,000 won; đến GS25 giảm mạnh giá sản phẩm PB như thịt gà, cà phê đá; hay các “ông lớn” như Emart, Lotte Mart, Homeplus thi nhau bán thịt nhập khẩu chỉ còn 800900 won/100g thị trường đang chứng kiến một cuộc chiến định giá triệt để chưa từng có.
🔻 Chiến lược “giá ngược”: Định giá trước, làm sản phẩm sau
Khác với cách làm truyền thống là tính chi phí sản xuất rồi mới định giá, các doanh nghiệp nay áp dụng chiến lược ngược dòng “giá trước, thiết kế sau”. Tức là giá bán được xác định từ đầu (ví dụ: 990 won) và mọi khâu sản xuất nguyên liệu, đóng gói, phân phối phải gói gọn trong giới hạn đó. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải mua nguyên liệu giá thấp từ sớm, tự giảm biên lợi nhuận, tăng hiệu suất chuỗi cung ứng. Tất cả để đạt được một mục tiêu: rẻ hơn đối thủ, dù chỉ là vài won.
🔻 Tâm lý người tiêu dùng: nhạy cảm với giá như chưa từng thấy
Theo khảo sát của NielsenIQ, 45% người tiêu dùng Hàn Quốc xếp “giá thấp” là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua hàng. Không chỉ vậy, xu hướng chọn hàng “đóng gói lớn”, “combo tiết kiệm” hay “giá tròn” đang lan rộng cho thấy người tiêu dùng không còn ưu tiên thương hiệu hay quảng cáo, mà đang săn lùng đúng… con số trên bảng giá.

Trong bối cảnh thu nhập không tăng tương xứng với giá cả, ngay cả những người có công việc ổn định cũng buộc phải thay đổi hành vi tiêu dùng chuyển từ “tiện lợi” sang “sinh tồn hợp lý”.
🔻 Vũ khí tối thượng: Sản phẩm dưới 1,000 won đang quyết định cuộc chơi
Một ly cà phê đá 990 won, một hộp kem ăn kiêng 800 won hay 100g thịt giá 779 won đây không chỉ là con số đẹp mà là cửa ngõ để kéo chân khách hàng vào cửa hàng. Với mức chi tiêu bị siết chặt, một vài sản phẩm “giá sốc” trở thành mồi câu tâm lý, thúc đẩy mua sắm lan tỏa đến các mặt hàng khác. Ví dụ: sản phẩm hotbar giá 990 won của CU bán ra 50 vạn sản phẩm chỉ trong một tháng; GS25 với cà phê 1,000 won đã kéo doanh số tăng gần 45% chỉ trong vài tuần những con số cho thấy hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ của định giá cực thấp.
🔻 Thị trường sống còn: Không chạy nhanh sẽ bị bỏ lại
Trong môi trường cạnh tranh cao và tiêu dùng phòng thủ như hiện tại, những doanh nghiệp không thể thích ứng với chiến lược siêu giá rẻ sẽ mất thị phần một cách nhanh chóng.

Sự nhạy cảm giá ngày càng cao buộc các công ty phải từ bỏ lối định vị “chất lượng cao giá cao” từng tồn tại suốt nhiều năm. Như GS25, Emart hay Homeplus đều đã từng định vị là nhà bán lẻ hiện đại, dịch vụ tốt. Nhưng giờ đây, nếu không có sản phẩm dưới 1,000 won, coi như không có lợi thế.
🔻 Tương lai: Kỷ nguyên giá rẻ nhưng không thể rẻ mãi?
Chuyên gia từ Đại học Inha cho rằng, kể cả khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, xu hướng tiêu dùng tập trung vào giá cả vẫn chưa thể thay đổi trong ngắn hạn. Lý do: tăng trưởng thu nhập khó xảy ra, còn giá cả vẫn neo cao.
Nghĩa là, nếu doanh nghiệp không tạo được cảm giác “đáng tiền”, thì dù sản phẩm có tốt đến đâu cũng khó giữ chân người tiêu dùng.
💬 "Ai giảm được 1 won cũng có thể thắng cả cuộc chơi"
Thị trường bán lẻ Hàn Quốc giờ đây không còn là sân chơi của thương hiệu mạnh hay sản phẩm độc quyền mà là đấu trường định giá từng xu. Trong thời đại mà người tiêu dùng nhìn chằm chằm vào con số chứ không nhìn tên hãng, doanh nghiệp nào giảm giá khéo, thiết kế giá tốt, người đó có thể “chốt đơn” trước.
Đây không chỉ là xu hướng tiêu dùng mà là một chỉ dấu rõ ràng về sự chuyển dịch cấu trúc kinh tế sang thời kỳ “thắt lưng buộc bụng triệt để”.
Bình luận 0

Kinh tế
Amorepacific ra mắt thương hiệu Aestura tại thị trường Việt Nam

Tình hình xấu của thị trường đặt Lotte Duty Free vào tình trạng khẩn cấp từ tháng 6 năm 2024

Những công ty thẻ lớn Hàn Quốc báo lỗ Quý 1 năm 2024 tại Việt Nam

Kỳ lân Hàn Quốc thất bại cay đắng tại thị trường Việt Nam gây hoang mang cho giới startups

Woori Financial mở trung tâm DinnoLab Việt Nam nhằm hỗ trợ các startups tiềm năng

GS25 đạt cột mốc 300 cửa hàng tại Việt Nam

Tăng trưởng kỷ lục ở thị trường nước ngoài đưa vốn hóa Samyang Foods lên ngôi quán quân phân khúc mì gói

Chương trình 2024 K-Startup Grand Challenge dành cho Startups nước ngoài thâm nhập thị trường Hàn Quốc (tổng quy mô hỗ trợ hơn 4 tỷ VND cho 1 team)

Những tập đoàn lớn Chaebol của Hàn Quốc bao gồm những doanh nghiệp nào ?

Ngân hàng trực tuyến Kbank công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2024 với lợi nhuận sau thuế cao nhất từ trước đến nay

Samsung Welstory thuộc tập đoàn Samsung hoàn thành trung tâm logistics mới tại tỉnh Bắc Ninh

SKC chính thức khởi công nhà máy sản xuất PBAT lớn nhất thế giới tại Hải Phòng

Nhóm ngân hàng trực tuyến bắt đầu vượt qua các ngân hàng truyền thống về lợi nhuận

Lotte Card bơm vốn cho Lotte Finance mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam

Người giàu nhất Hàn Quốc Michael Kim Byung Ju quyên góp 25 triệu USD cho trường Haverford
