NHÂN VIÊN LỠ “BẬT” MÌNH, GIỜ TA “GHIM” HAY “GHÌM”?

Bạn là quản lý cấp trung, thậm chí là cấp cao. Có khi nào đang trong tranh luận với nhân viên của mình và bị nhân viên cấp dưới “bật” lại với thái độ có phần gay gắt và bay luôn kiềm chế chưa? Tôi tin rằng chắc ai cũng đã có lần từng bị như vậy.
Vấn đề là sau khi bị cấp dưới phản ứng, chúng ta thường ứng xử ra sao là câu chuyện cũng rất khác nhau.
Thông qua nhiều khảo sát khuyết danh trong các lớp đào tạo quản lý cấp trung cũng như trong hoạt động tham vấn riêng, tôi cũng đã đặt câu hỏi này với nhiều anh chị quản lý cấp trung. Kết quả thật bất ngờ, có tới ngoài 60% mọi người lựa chọn là “ghim”, nghĩa là sẽ lưu lại chuyện đó và có ngày sẽ “có qua có lại” với nhân viên kia. Lý do được đưa ra là:
🔥 Đơn giản là thấy bị mất mặt, lý do gì cũng không thể chấp nhận.
🔥 Phải thị uy lại để cái thế giới này còn biết ngôi thứ ai cao ai thấp.
🔥 Không “rèn” sớm thì sớm muộn gì “kẻ phản loạn” đó sớm muộn gì cũng ngồi lên đầu của mình mà thôi. Các nhân viên khác cũng thừa thế “tát nước theo mưa”.
Khoảng chưa đến 30% chọn chủ động “ghìm” theo nhiều cách, hoặc sớm rời bỏ địa điểm đang tranh cãi hoặc chủ động làm hạ nhiệt cuộc nói chuyện.
Tất nhiên khi lên làm quản lý, hầu như ai cũng bắt đầu hình thành cái tôi của riêng mình, muốn có sự khẳng định quyền lực và không muốn bị lép vế. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận cá nhân, tôi vẫn mong rằng các anh chị là quản lý cấp trên khi gặp tình huống như vậy, hãy nỗ lực “ghìm” thay vì “ghim”. Tại sao?
☀️ “Ghìm” được thực sự là một loại năng lực, chỉ có quản lý giỏi trở lên mới thực hiện được, nó thể hiện mức độ tĩnh tâm và đắc nhân tâm của bạn đã ở trình độ cao. Còn ai đó nói “một điều nhịn, chín điều nhục” chỉ là lý luận của kẻ thất phu.
☀️ Khi nhân viên của bạn bức xúc, điều đó có nghĩa rằng bạn ít nhiều gì cũng có liên quan chứ không hẳn vô can, vậy thì thử tìm hiểu xem mình đang có liên hệ gì.
☀️ Chịu khó nhớ lại quá khứ khi mình từng ở vị trí ấy, khi tâm tính còn nông nổi mình có biểu hiện khác gì người nhân viên bây giờ không?
☀️ Hãy hiểu rằng mọi sự căng thẳng đều chưa bao giờ dẫn đến sự giải quyết mâu thuẫn tốt, thậm chí có thể khiến rạn nứt lớn hơn và đổ vỡ mối quan hệ, sau đó có thể dẫn đến nhân viên bỏ việc, nội bộ xào xáo.
👉👉 Nóng tính, bộc trực hoàn toàn không phải là điểm mạnh gì của nhà quản lý, cũng đừng dựa vô đó để bao biện cho sự thiếu kiềm chế của mình. Nếu bạn giữ vững được tĩnh tâm tốt, tôi tin rằng sẽ chẳng còn nhân viên nào đi “bật” bạn nữa.
* Nguồn :
https://www.linkedin.com/posts/thanhsonvn_nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-l%E1%BB%A1-b%E1%BA%ADt-m%C3%ACnh-gi%E1%BB%9D-ta-ghim-hay-activity-7274216978167308289-nYHv?utm_source=share&utm_medium=member_desktop
Bình luận 0

Phát triển bản thân
HỘI THẢO QUỐC TẾ “2024 LEARNING TREND: FROM GLOBAL TO LOCAL (FOR A BUSINESS TO WIN)”
1
goyang
Lượt xem
721
Thích 0
2023.09.19

⚖️Chương trình đào tạo tiếng Hàn cao cấp cho Thông dịch tư pháp của Công ty luật Law Win – Miễn phí⚖️
1
aimeeya
Lượt xem
691
Thích 0
2023.08.03

KẾ HOẠCH KINH DOANH BẰNG TIẾNG ANH
1
goyang
Lượt xem
543
Thích 0
2023.07.30

NGÀY HỘI VIỆC LÀM SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI / 외국인유학생채용박람회
1
goyang
Lượt xem
854
Thích 0
2023.07.23

Notion trở thành ứng dụng ghi chép hàng đầu hậu đại dịch, thu hút 30 triệu người dùng trong 7 năm
1
haengsin
Lượt xem
528
Thích 1
2023.07.21
Các bước để tạo nên chiếc CV tiếng Hàn hoàn chỉnh để ứng tuyển vào công ty
1
aimeeya
Lượt xem
837
Thích 1
2023.07.20

CHIA SẺ CÁCH ĐĂNG KÍ HỌC CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP XÃ HỘI
1
aimeeya
Lượt xem
1058
Thích 1
2023.07.18

KHÓA HỌC TẠO NỘI DUNG YOUTUBE CỦA TỈNH CHUNGCHEONG NAM
1
goyang
Lượt xem
566
Thích 0
2023.07.17
Marketing dựa trên yếu tố văn hoá - xã hội và những bài học cho chiến lược truyền thông của các thương hiệu
1
haengsin
Lượt xem
557
Thích 1
2023.07.17
KHÓA HỌC MIỄN PHÍ : Fundamentals of digital marketing
+1
1
goyang
Lượt xem
747
Thích 1
2023.07.17
80% NGƯỜI TIÊU DÙNG DỰA TRÊN MÀU SẮC CHỦ ĐẠO ĐỂ ĐƯA RA ĐÁNH GIÁ VỀ THƯƠNG HIỆU
1
haengsin
Lượt xem
588
Thích 1
2023.07.11