Tình trạng kết hôn Hàn - Việt: Khi giấc mơ gia đình tan vỡ chỉ sau 2 tuần Hàn Quốc

Tháng 4/2025 — Một câu chuyện buồn đang gây xôn xao dư luận Hàn Quốc, phản ánh rõ nét thực trạng đáng lo ngại trong các cuộc hôn nhân quốc tế giữa đàn ông Hàn và phụ nữ Việt Nam.
Nhân vật chính là một người đàn ông Hàn Quốc ngoài 40 tuổi, người vừa trải qua cú sốc tinh thần sau khi người vợ Việt – mà anh đã quen và yêu qua mạng suốt hai năm – rời bỏ anh chỉ hai tuần sau khi đặt chân đến Hàn Quốc. Theo lời kể, trong suốt hai năm hẹn hò online, người chồng Hàn không chỉ hỗ trợ bạn gái vật chất mà còn động viên tinh thần để cô có thể vượt qua kỳ thi tiếng Hàn, hoàn thiện hồ sơ nhập cư và sang Hàn theo diện kết hôn. Nhưng chỉ hai tuần sau lễ cưới vào tháng 5/2024, người vợ để lại lời nhắn:
“Ở nhà không có việc gì làm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, nên sẽ đi ra ngoài khoảng 2 tuần. Sẽ liên lạc sau, không cần lo lắng.”
Kể từ đó, cô không quay về và cũng hết hạn visa, trở thành người cư trú bất hợp pháp. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, người chồng phát hiện vợ mình đang làm việc tại một quán karaoke. Quá sốc và thất vọng, anh đã cùng cảnh sát đến bắt cô tại nơi làm việc.
Hiện tại, người vợ đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tạm giữ và sẽ bị trục xuất trong thời gian tới. Người chồng giờ đây chỉ còn một việc cuối cùng cần làm – nộp đơn ly hôn. Câu chuyện này không phải là cá biệt.
Theo “Nghiên cứu khảo sát môi giới hôn nhân quốc tế năm 2023” do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc công bố vào tháng 5/2024, phụ nữ Việt Nam chiếm tới 80% số cô dâu ngoại quốc kết hôn với đàn ông Hàn. Các quốc gia tiếp theo là Campuchia (11,9%), Uzbekistan (3,1%) và Thái Lan (2,9%). Báo cáo cũng cho thấy:
• 90,7% vẫn duy trì hôn nhân
• 5,4% đã ly hôn
• 2,9% bỏ nhà ra đi
• 0,9% đang ly thân và chuẩn bị ly hôn.
Đáng chú ý, 76,8% các cuộc ly hôn xảy ra trong vòng một năm sau khi kết hôn. Luật pháp Hàn Quốc cho phép phụ nữ nhập cư theo diện kết hôn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch sau 2 năm kết hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp ly hôn hoặc ly thân rồi tiếp tục ở lại làm việc bất hợp pháp.
Dưới bài báo gốc, một bình luận của cư dân mạng Hàn Quốc thu hút sự chú ý:
“Tôi 20 tuổi đây. Một cô gái 20 tuổi không thể có tình cảm với ông chú 40 hay ông già 60 tuổi. Trừ trường hợp lợi dụng để lấy tiền, lấy quốc tịch, chứ rất ít khả năng phát sinh tình cảm khi chênh lệch tuổi tác và khác biệt văn hóa. Cái này là ‘trâu già đòi gặm cỏ non’, đừng mơ tưởng hão huyền nữa, hãy sống một mình cho nhàn thân.”
Câu chuyện này một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính bền vững và mục đích thực sự của các cuộc hôn nhân quốc tế được hình thành thông qua môi giới, trong đó khoảng cách tuổi tác và khác biệt văn hóa quá lớn thường bị bỏ qua hoặc đánh giá sai lầm
Bình luận 0

Tin tức
CJ CheilJedang ra mắt ẩm thực Hàn Quốc tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam

Cắt giảm tuần làm việc của Hàn Quốc xuống còn 35 giờ có thể thúc đẩy tỷ lệ sinh

Chính phủ sẽ tăng cường đánh giá khả năng lái xe đối với lao động vận tải cao tuổi.

Chi tiêu cho chăm sóc dài hạn người cao tuổi đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua.

Nhiều loạt phim xếp hạng R ngày càng bạo lực, táo bạo tràn ngập nền tảng OTT Hàn Quốc

Quán cà phê tráng miệng Hàn Quốc tại Paris chinh phục người dân địa phương bằng hương vị truyền thống

Người Hàn Quốc tìm kiếm sự an ủi tinh thần qua dịch vụ thuê bạn đồng hành

Chủ tịch SK gặp lãnh đạo cấp cao Việt Nam để tăng cường hợp tác năng lượng

Bi kịch của Kim Sae-ron cho thấy tác hại dai dẳng của bạo lực mạng

Ngân hàng số dẫn đầu xu hướng tiết kiệm nhóm, nhưng các ngân hàng truyền thống không muốn bị bỏ lại phía sau

Tại sao Millennials và Gen Z ở Hàn Quốc đang quay lại với tour du lịch trọn gói?

Chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa Alzheimer không?

Twosome Place cho biết: "Hãy thưởng thức White Scone dễ dàng ngay tại chỗ!"

Tỷ lệ béo phì trẻ em ở Hàn Quốc cao nhất Đông Á vẫn tiếp tục tăng

Những xu hướng cần lưu ý: nhạc dễ nghe, vũ trụ giả tưởng
