Tình trạng kết hôn Hàn - Việt: Khi giấc mơ gia đình tan vỡ chỉ sau 2 tuần Hàn Quốc

Tháng 4/2025 — Một câu chuyện buồn đang gây xôn xao dư luận Hàn Quốc, phản ánh rõ nét thực trạng đáng lo ngại trong các cuộc hôn nhân quốc tế giữa đàn ông Hàn và phụ nữ Việt Nam.
Nhân vật chính là một người đàn ông Hàn Quốc ngoài 40 tuổi, người vừa trải qua cú sốc tinh thần sau khi người vợ Việt – mà anh đã quen và yêu qua mạng suốt hai năm – rời bỏ anh chỉ hai tuần sau khi đặt chân đến Hàn Quốc. Theo lời kể, trong suốt hai năm hẹn hò online, người chồng Hàn không chỉ hỗ trợ bạn gái vật chất mà còn động viên tinh thần để cô có thể vượt qua kỳ thi tiếng Hàn, hoàn thiện hồ sơ nhập cư và sang Hàn theo diện kết hôn. Nhưng chỉ hai tuần sau lễ cưới vào tháng 5/2024, người vợ để lại lời nhắn:
“Ở nhà không có việc gì làm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, nên sẽ đi ra ngoài khoảng 2 tuần. Sẽ liên lạc sau, không cần lo lắng.”
Kể từ đó, cô không quay về và cũng hết hạn visa, trở thành người cư trú bất hợp pháp. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, người chồng phát hiện vợ mình đang làm việc tại một quán karaoke. Quá sốc và thất vọng, anh đã cùng cảnh sát đến bắt cô tại nơi làm việc.
Hiện tại, người vợ đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tạm giữ và sẽ bị trục xuất trong thời gian tới. Người chồng giờ đây chỉ còn một việc cuối cùng cần làm – nộp đơn ly hôn. Câu chuyện này không phải là cá biệt.
Theo “Nghiên cứu khảo sát môi giới hôn nhân quốc tế năm 2023” do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc công bố vào tháng 5/2024, phụ nữ Việt Nam chiếm tới 80% số cô dâu ngoại quốc kết hôn với đàn ông Hàn. Các quốc gia tiếp theo là Campuchia (11,9%), Uzbekistan (3,1%) và Thái Lan (2,9%). Báo cáo cũng cho thấy:
• 90,7% vẫn duy trì hôn nhân
• 5,4% đã ly hôn
• 2,9% bỏ nhà ra đi
• 0,9% đang ly thân và chuẩn bị ly hôn.
Đáng chú ý, 76,8% các cuộc ly hôn xảy ra trong vòng một năm sau khi kết hôn. Luật pháp Hàn Quốc cho phép phụ nữ nhập cư theo diện kết hôn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch sau 2 năm kết hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp ly hôn hoặc ly thân rồi tiếp tục ở lại làm việc bất hợp pháp.
Dưới bài báo gốc, một bình luận của cư dân mạng Hàn Quốc thu hút sự chú ý:
“Tôi 20 tuổi đây. Một cô gái 20 tuổi không thể có tình cảm với ông chú 40 hay ông già 60 tuổi. Trừ trường hợp lợi dụng để lấy tiền, lấy quốc tịch, chứ rất ít khả năng phát sinh tình cảm khi chênh lệch tuổi tác và khác biệt văn hóa. Cái này là ‘trâu già đòi gặm cỏ non’, đừng mơ tưởng hão huyền nữa, hãy sống một mình cho nhàn thân.”
Câu chuyện này một lần nữa đặt ra câu hỏi về tính bền vững và mục đích thực sự của các cuộc hôn nhân quốc tế được hình thành thông qua môi giới, trong đó khoảng cách tuổi tác và khác biệt văn hóa quá lớn thường bị bỏ qua hoặc đánh giá sai lầm
Bình luận 0

Tin tức
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa đối mặt với bỏ phiếu bãi nhiệm khi bất đồng nội bộ ngày càng nghiêm trọng

CEO Adidas Korea bị chỉ trích vì nói tiếng Anh tại Quốc hội dù thông thạo tiếng Hàn - Mọi việc có đang đi quá xa hay không?

Các đảng đối lập biểu tình ngoài trời phản đối tổng thống và phu nhân

Hơn 300,000 pháp sư ở Hàn Quốc - Một cộng đồng vô hình

Hai chị em người Hàn Quốc gặp nhau lần đầu sau 39 năm chia cắt

Xung Đột Giữa Các Thế Hệ: Sự Ác Cảm Đối Với Người Già Tại Hàn Quốc

Giám Đốc Adidas Hàn Quốc Bị Chỉ Trích Vì Thái Độ Trong Cuộc Điều Tra

Đảo Phú Quốc nằm trong danh sách những điểm đến du lịch phổ biến nhất năm 2025 đối với người Hàn Quốc

Drama Trong Thế Giới Giải Trí: Jessi Lên Tiếng Xin Lỗi Sau Vụ Tấn Công Người Hâm Mộ!

Người nước ngoài cư trú dài hạn tại Hàn Quốc đã đạt mức cao kỷ lục gần 2,5 triệu người

Thiếu Lao Động Nước Ngoài Tại Các Khu Vực Nông Thôn Hàn Quốc

Tình Trạng Ma Túy Trong Cộng Đồng Người Việt tại Hàn Quốc: Một Vấn Đề Đáng Lo Ngại

Nỗi Lo Âu về Tình Trạng Người Trung Quốc Đến Đảo Jeju: Cần Cảnh Giác với Các Hành Vi Phi Pháp và Ảnh Hưởng đến Xã Hội

Diễn Đàn Hòa Bình Thế Giới Lần Thứ 5 Tại Busan – Cùng Chung Tay Vì Một Thế Giới Không Có Chiến Tranh

Tập Đoàn Luật Sư Bae, Kim & Lee (태평양) Ký Kết MOU Thúc Đẩy Đầu Tư và Thương Mại Tại Hà Nội
