Cách Tương Tác Xã Hội Làm Dịu Tư Tưởng Cực Hữu Ở Hàn Quốc
Trong những năm gần đây, xu hướng chính trị cực hữu không còn là điều xa lạ ở Hàn Quốc. Từ các diễn đàn trực tuyến đến các cuộc biểu tình quy mô nhỏ, những quan điểm cực đoan về nhập cư, nữ quyền và cải cách thể chế đã dần trở nên rõ nét hơn, đặc biệt trong giới trẻ nam và người cao tuổi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây từ Trung tâm Nghiên cứu Phúc lợi Đại học Yonsei lại mang đến một tia hy vọng: tư tưởng cực hữu có thể giảm đi nếu con người – đặc biệt là người lớn tuổi – có thêm cơ hội kết nối xã hội.

Được xem là đại diện cho quan điểm bài ngoại, phản đối bình đẳng xã hội và ủng hộ lãnh đạo độc đoán, cực hữu từng bị coi là một phần nhỏ bên lề chính trị. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một dòng chảy ảnh hưởng đến đời sống chính trị Hàn Quốc – đặc biệt sau vụ bạo loạn tại Tòa án quận Tây Seoul hồi tháng 1/2025. Theo khảo sát toàn quốc với 1.000 người trưởng thành, 21% người được hỏi được phân loại là có quan điểm cực hữu, nổi bật ở hai nhóm tuổi: người ở độ tuổi 20 và từ 70 trở lên – một biểu đồ hình chữ U khá bất ngờ.

Một trong những điểm quan trọng mà nghiên cứu nhấn mạnh: ở nhóm người cao tuổi, những ai thường xuyên tiếp xúc với người lạ hoặc tham gia hoạt động cộng đồng – không chỉ trong phạm vi gia đình hay bạn bè – có xu hướng ít mang tư tưởng cực hữu hơn.
Điều này gợi mở một sự thật xã hội đáng suy ngẫm: sự cô lập và cảm giác bị lãng quên trong xã hội hiện đại có thể đẩy người lớn tuổi đến những niềm tin cực đoan hơn. Khi không còn được kết nối, họ dễ tìm kiếm sự đồng cảm trong các cộng đồng trực tuyến cực đoan, nơi tư tưởng bài trừ và chống đối được khuếch đại.
Ngược lại, việc tham gia các hoạt động xã hội như lớp học, hội nhóm tình nguyện, giao lưu khu phố… có thể giúp họ cảm thấy vẫn thuộc về cộng đồng và giảm đi cảm giác bất mãn.
Ở nhóm tuổi 30, nghiên cứu cho thấy một điều tương tự: càng có nhiều mối quan hệ cá nhân gần gũi (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp), xu hướng cực đoan càng giảm. Sự ổn định cảm xúc có thể là “lá chắn” tự nhiên chống lại quá trình cực đoan hóa. Điều này cho thấy: không phải mọi hình thức giao tiếp đều có giá trị như nhau. Tùy vào từng giai đoạn cuộc đời, kiểu kết nối xã hội phù hợp mới thật sự tạo ra tác động tích cực.
Thay vì tiếp tục đổ lỗi hay chia rẽ, nghiên cứu này kêu gọi xã hội Hàn Quốc nhìn sâu vào căn nguyên của tư tưởng cực hữu: cảm giác bị bỏ lại, mất niềm tin vào hệ thống, và thiếu kết nối cộng đồng. Việc chống lại chủ nghĩa cực đoan không thể chỉ bằng bài diễn thuyết hay luật pháp – mà phải bắt đầu từ việc xây dựng lại niềm tin xã hội.
Bài học lớn từ nghiên cứu này không chỉ dành cho người cao tuổi mà cho cả xã hội: chúng ta cần tạo ra nhiều không gian hơn để người dân – ở mọi độ tuổi – có thể lắng nghe, trò chuyện và hiểu nhau.
Hàn Quốc đang đối mặt với những thách thức xã hội lớn – nhưng cũng đang có cơ hội để chữa lành. Và đôi khi, một buổi trò chuyện ở trung tâm văn hóa phường hay một buổi trà chiều chia sẻ giữa các thế hệ, lại là điều có thể làm thay đổi cả một xu hướng tư tưởng.
Bình luận 0

Tin tức
Lee Jun Seok ngụy biện bằng ví dụ sai lệch về Canada và Mỹ để phân biệt người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc

Ứng viên tổng thống Lee Jun Seok: Chính sách phân biệt đối xử với người nước ngoài xem nhẹ cả Hiến pháp lẫn nhân quyền

Phân tích chính sách của các ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc : Ngoảnh mặt với thực tế của lao động nhập cư

Ba tháng sau khi áp dụng chế độ học tín chỉ ở cấp ba: Giáo viên phản đối, phụ huynh lo lắng, học sinh mệt mỏi

Khởi tố người đàn ông chiếm đoạt 240 triệu won tiền bảo hiểm bằng cách cố ý gây tai nạn 45 lần trong hơn 2 năm

Binh sĩ Hàn Quốc gốc Trung chuyển thông tin mật về tập trận Hàn - Mỹ cho tình báo Trung Quốc

Hàn Quốc siết chặt giám sát bầu cử tổng thống: Công bố số cử tri theo giờ, 260.000 cán bộ đều là công dân Hàn

Liệu có phải "nữ thần tháng 5" Go Min Si là đối tượng trong cáo buộc bạo lực học đường đang lan truyền mạng xã hội?

Tượng bán thân của nhà đấu tranh giành độc lập sẽ được giữ lại tại học viện quân sự sau tranh cãi về việc di dời

Cuộc đua nảy lửa giữa 4 “ông lớn” ngân hàng Hàn Quốc

Cổ phiếu sinh học “tăng sốc” theo tin đồn COVID-19 tái bùng phát

Một Câu Nói Sơ Sẩy Cũng Đủ Thổi Bùng “Thuyết Gian Lận Bầu Cử” Tại Hàn Quốc

Loạt bài viết "Góc tối nơi Mặt Trời mọc": 22 mét băng dính.

Cử tri Hàn Quốc rơi vào thế “mù mờ” trước ngày bầu cử tổng thống

Nhìn lại vụ bê bối Choi Soon-sil: Khi tâm linh xen vào chính trị
