Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?
Gần đây, một bài báo đưa tin về việc một tội phạm tình dục sau khi mãn hạn tù đã được áp dụng biện pháp “thiến hóa học” khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao. Vậy rốt cuộc “thiến hóa học” là gì? Nó có thực sự giúp ngăn chặn tái phạm tội tình dục không?
Khác với thiến vật lý (cắt bỏ tinh hoàn), thiến hóa học là việc tiêm thuốc để ức chế hormone testosterone – loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục ở nam giới. Từ cuối những năm 2000, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như vụ bé Hyejin và Yesul (2007), Jo Doo-soon (2008), Kim Soo-chul (2010)… đã khiến xã hội rúng động. Mọi người bắt đầu đồng lòng rằng: phải có biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại tội phạm này. Và thế là năm 2010, Hàn Quốc chính thức thông qua “Luật điều trị bằng thuốc đối với tội phạm tình dục” – còn gọi là luật thiến hóa học.

Từ khi luật có hiệu lực (2011) đến tháng 3/2024: Tổng cộng có 117 lệnh điều trị bằng thuốc được ban hành.
Trong đó, 97 trường hợp đã được thi hành, và 65 ca đã kết thúc điều trị.
Việc điều trị có thể kéo dài tối đa tới 15 năm.
Tội phạm sẽ được tiêm thuốc 1 hoặc 3 tháng/lần, kết hợp tư vấn tâm lý mỗi tháng.
Chi phí do nhà nước chi trả.

Luật quy định rất chặt chẽ: chỉ những tội phạm bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tình dục, có nguy cơ tái phạm cao mới bị áp dụng. Đánh giá này dựa trên thang điểm rủi ro (KSORAS), xét đến độ tuổi, tiền án, hành vi phạm tội, lịch sử đời sống...
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia áp dụng biện pháp này mà không cần sự đồng ý của người bị thi hành. Ngược lại, ở châu Âu, 8/10 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của tội phạm, ngoại trừ Ba Lan và CH Séc. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn các bang chỉ áp dụng thiến hóa học bắt buộc với tội phạm xâm hại trẻ em. Vì thế, việc Hàn Quốc áp dụng rộng rãi cho cả tội phạm tình dục với người lớn mà không cần sự đồng ý gây ra nhiều tranh cãi về vi phạm quyền con người.
Thiến hóa học có thể là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm tình dục, đặc biệt với những người có nguy cơ tái phạm cao. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những câu hỏi lớn về nhân quyền và ranh giới giữa “trừng phạt” và “điều trị”. Liệu đây có phải là cách đúng đắn để xây dựng một xã hội an toàn hơn, hay chúng ta đang đi quá xa trong việc kiểm soát con người?
Bình luận 0

Tin tức
SINH VIÊN VIỆT NAM CHIẾM GẦN 24% LƯỢNG SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC

HÀN QUỐC KÊU GỌI STARTUP NƯỚC NGOÀI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KHỞI NGHIỆP DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (STARTUP IMMIGRATION SYSTEM)

TỔNG THỐNG HÀN QUỐC YÊU CẦU CẢI THIỆN LUẬT VÀ QUY ĐỊNH ĐỂ TĂNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC

HÀN QUỐC ĐỨNG ĐẦU LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
HẢI PHÒNG FC GẶP INCHEON UNITED TẠI SÂN VẬN ĐỘNG THÀNH PHỐ INCHEON

SEOUL SẼ PHÁT HÀNH THẺ DU LỊCH TRAVEL PASS VỚI TÍNH NĂNG ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM KHÔNG GIỚI HẠN CHO KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

Cách sử dụng Ddareungi (따릉이) ứng dụng xe đạp phổ biến tại Hàn

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀM THAY ĐỔI NGÀNH TRỒNG TRÁI CÂY CỦA HÀN QUỐC

DU NGOẠN THƯ VIỆN VỀ ĐÊM (밤의 여행 도서관 )

Hướng dẫn khai báo bhp tự nguyện về nước mà không cần tới cục XNC

💸💸Kinh nghiệm hoàn thuế tại sân bay cho du học sinh

Tại sao nên tạo thẻ tín dụng (신용카드) ở Hàn

HƯỚNG DẪN TẠO MÃ THÔNG QUAN (개인통관고유부호) ĐỂ MUA HÀNG TỪ NƯỚC NGOÀI ĐƠN GIẢN
TĂNG CƯỜNG LỚP HỌC '' SONG NGỮ'' CHO TRẺ EM GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN K BANK CHUẨN BỊ CHO VAY MUA XE HƠI VÀ THUÊ NHÀ
