Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?
Gần đây, một bài báo đưa tin về việc một tội phạm tình dục sau khi mãn hạn tù đã được áp dụng biện pháp “thiến hóa học” khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao. Vậy rốt cuộc “thiến hóa học” là gì? Nó có thực sự giúp ngăn chặn tái phạm tội tình dục không?
Khác với thiến vật lý (cắt bỏ tinh hoàn), thiến hóa học là việc tiêm thuốc để ức chế hormone testosterone – loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục ở nam giới. Từ cuối những năm 2000, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như vụ bé Hyejin và Yesul (2007), Jo Doo-soon (2008), Kim Soo-chul (2010)… đã khiến xã hội rúng động. Mọi người bắt đầu đồng lòng rằng: phải có biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại tội phạm này. Và thế là năm 2010, Hàn Quốc chính thức thông qua “Luật điều trị bằng thuốc đối với tội phạm tình dục” – còn gọi là luật thiến hóa học.

Từ khi luật có hiệu lực (2011) đến tháng 3/2024: Tổng cộng có 117 lệnh điều trị bằng thuốc được ban hành.
Trong đó, 97 trường hợp đã được thi hành, và 65 ca đã kết thúc điều trị.
Việc điều trị có thể kéo dài tối đa tới 15 năm.
Tội phạm sẽ được tiêm thuốc 1 hoặc 3 tháng/lần, kết hợp tư vấn tâm lý mỗi tháng.
Chi phí do nhà nước chi trả.

Luật quy định rất chặt chẽ: chỉ những tội phạm bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tình dục, có nguy cơ tái phạm cao mới bị áp dụng. Đánh giá này dựa trên thang điểm rủi ro (KSORAS), xét đến độ tuổi, tiền án, hành vi phạm tội, lịch sử đời sống...
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia áp dụng biện pháp này mà không cần sự đồng ý của người bị thi hành. Ngược lại, ở châu Âu, 8/10 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của tội phạm, ngoại trừ Ba Lan và CH Séc. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn các bang chỉ áp dụng thiến hóa học bắt buộc với tội phạm xâm hại trẻ em. Vì thế, việc Hàn Quốc áp dụng rộng rãi cho cả tội phạm tình dục với người lớn mà không cần sự đồng ý gây ra nhiều tranh cãi về vi phạm quyền con người.
Thiến hóa học có thể là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm tình dục, đặc biệt với những người có nguy cơ tái phạm cao. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những câu hỏi lớn về nhân quyền và ranh giới giữa “trừng phạt” và “điều trị”. Liệu đây có phải là cách đúng đắn để xây dựng một xã hội an toàn hơn, hay chúng ta đang đi quá xa trong việc kiểm soát con người?
Bình luận 0

Tin tức
Người xin tị nạn Maroc nhận bồi thường 7,300 USD vì bị 'tra tấn'

Bị tước quốc tịch sau 12 năm nhập tịch vì bị phát hiện sử dụng hồ sơ và cung cấp thông tin không đúng sự thật

Ngân hàng Shinhan ra mắt dịch vụ đa ngôn ngữ dành cho khách hàng nước ngoài

Tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc bày tỏ sự lo ngại về quyết định tăng lương tối thiểu

Người Hàn Quốc đổ xô du lịch Nhật Bản do đồng yen yếu

Hàn Quốc với những thách thức về 'xã hội siêu già'

NewJeans được bổ nhiệm làm Đại sứ danh dự cho du lịch Hàn Quốc

Mức lương tối thiểu cho năm 2025 được nâng lên 10,030 won mỗi giờ

Một khách du lịch Thái hiến tặng nội tạng cứu 5 người tại Hàn Quốc

Hàn Quốc yêu cầu tất cả học sinh phải được giáo dục phòng chống tự tử
Đảng dân chủ Hàn Quốc đang dần chuyển thành của một người

T1 đánh bại TES, giành chức vô địch đầu tiên tại Esports World Cup 2024

Lộ diện bộ đồng phục cho Olympic Paris 2024 của đoàn thể thao Hàn Quốc

2 nghị sĩ quốc hội của Đảng PPP ngủ gật trong phiên họp tranh luận

Xuất khẩu “K-Food+” trong nửa đầu năm 2024 vượt ngưỡng 6 tỷ USD
