“Giờ chẳng còn mấy bóng người. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
“Giờ chẳng còn mấy bóng người, mấy người quen quanh đây cũng dần biến mất. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
Chúng tôi gặp một chú mèo xám sọc (gọi tạm là anh Mèo G) đang lim dim ngồi trên đống giấy vụn ở tầng 1 của Nhà thờ Trung ương Hannam, quận Yongsan, Seoul. Nhà thờ này nằm trong khu vực tái phát triển Hannam số 3, nơi bắt đầu bị tháo dỡ từ ngày 26 tháng 4. Khu này đã bắt đầu tiến trình di dời từ tháng 10 năm ngoái, và hiện tại chỉ còn khoảng 50 cư dân cùng hơn 300 chú mèo hoang (theo ước tính của các tình nguyện viên chăm sóc mèo) đang nán lại.

“Trước đây mình ăn no nê ở đây cơ,”
Anh G vừa tắm nắng vừa thủng thẳng kể.
“Thế rồi không hiểu sao, mấy cái chỗ ăn dạo này cứ xa dần. Giờ muốn ăn thì phải lặn lội ra mãi phía sau khu Noblesse Hill đấy!”

Khu mà anh G nói đến chính là rìa ngoài của Hannam số 3. Vì quá căng thẳng khi phải rời xa “vùng quen thuộc”, nên ban đầu anh G chẳng buồn đi ra chỗ mới. “
Nghe bảo từ ngày 10 sắp tới sẽ dựng rào chắn quanh khu và bắt đầu phá dỡ từng tòa nhà. Họ sợ bọn mình bị thương nên đã cố dời phạm vi sinh sống của mình ra ngoài rào. Người cho ăn hôm trước có nói vậy đấy. Thiệt là… rắc rối quá đi mất.”

Ở gần trạm xe buýt, một chú mèo khác có bộ lông giống bò sữa (gọi là anh Mèo N) đang ăn tối sớm, bèn góp chuyện:
“Chỗ này trước có nhiều anh em sống lắm. Nhưng dạo gần đây, mấy người cho ăn cứ bế tụi nhỏ đi đâu mất. Nghe nói là đem đi tạm nuôi hoặc cho nhận nuôi gì đó…”
Trước tình hình đó, từ mùa hè năm ngoái, các tình nguyện viên chăm sóc mèo hoang, cùng chính quyền Seoul, quận Yongsan và ban tái phát triển khu Hannam 3 đã cùng nhau bàn bạc để tìm giải pháp “di cư” cho mèo.

Kế hoạch là đến ngày 10 này, khi rào chắn được dựng lên, sẽ xây dựng 20 lối đi sinh thái dành riêng cho mèo. Thực tế, việc bảo vệ động vật trong các khu vực tái phát triển chỉ có thể thực hiện nếu có sự phối hợp của cả ban tái phát triển, chính quyền địa phương và nhà thầu. Tuy nhiên, hiếm khi tất cả các bên cùng tham gia, bởi hiện vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Tính đến nay, chỉ có thành phố Seoul và quận Haeundae (Busan) là ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể để bảo vệ động vật trong khu vực tái thiết.
“Dù sao thì, so với mấy nơi khác, chỗ mình vẫn còn may chán,”
anh Mèo N vừa rửa mặt vừa nói.
“Nghe bảo trước khi phá nhà, họ dùng máy xúc đập đất nhẹ nhẹ để cảnh báo cho tụi mình chạy ra. Nhưng mà, bọn mình cứ nghe tiếng lớn lại chạy ngược vào trong cơ… Thật khó xử quá chừng. Dù gì thì… có chút quan tâm như vậy cũng quý rồi, còn đòi hỏi gì nữa, meo~.”

Bình luận 0

Tin tức
Phụ huynh giàu có từ bỏ quốc tịch Hàn để đưa con vào trường quốc tế

Thương tiếc trên Instagram: Khi mạng xã hội trở thành nơi chia sẻ nỗi đau

Streamer Johnny Somali và chuỗi rắc rối pháp lý tại Hàn Quốc : Đối mặt với án tù dài hạn

Jung Woo-sung và việc công khai có con ngoài hôn nhân: Góc nhìn của xã hội Hàn Quốc

Đại học Nữ Dongduk tiếp tục mâu thuẫn khi sinh viên chiếm đóng tòa nhà chính

Một người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp nhảy xuống biển để trốn kiểm tra nồng độ cồn bị bắt và trục xuất

Bắt giữ và dẫn độ hai tội phạm người Nga và Việt Nam sang Mỹ

Tại sao các khu chung cư phát triển mạnh ở Hàn Quốc ?

Biểu tình tại trường Đại học nữ Dongduk dẫn đến phản ứng tiêu cực về vấn đề nữ quyền

Vụ Bê Bối Gian Lận Đề Cử tại Hàn Quốc: Diễn Biến, Nhân Vật và Tác Động Chính Trị

Cộng Đồng Người Việt Tại Hàn Quốc: Thực Trạng và Vai Trò Trong Bức Tranh Đa Văn Hóa 2023 (Thống kê về dân số đa văn hóa năm 2023 tại Hàn Quốc)

Lao động Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Hàn Quốc

Phú Quốc nằm trong danh sách những điểm đến yêu thích du khách Hàn Quốc năm 2025

Người lao động khu "đèn đỏ" tại Seoul đấu tranh đòi hỗ trợ tái định cư khi khu vực Miari Texas có thể bị xóa sổ

Live-streamer người Mỹ bị truy tố tại Hàn Quốc vì hành vi xúc phạm công cộng
